Xét xử lưu động: ‘Không nên đưa việc xét xử ra bãi cỏ’

23/12/2015 14:59 GMT+7

Ông Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, Ủy viên Ủy ban Dân tộc của Quốc hội bày tỏ quan điểm với PV Thanh Niên xoay quanh các dư luận trái chiều về việc xét xử lưu động.

Ông Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, Ủy viên Ủy ban Dân tộc của Quốc hội bày tỏ quan điểm với PV Thanh Niên xoay quanh các dư luận trái chiều về việc xét xử lưu động.

nguyen-tien-sinhÔng Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của QH. Ảnh : Ngọc Thắng

Ông Sinh đồng tình với xu hướng phát triển là không cần hình thức xét xử lưu động. “Chúng ta đã có “công đường” thì phải thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật ngay tại “công đường”, chứ không nên đưa việc xét xử ra "bãi cỏ", ông Sinh nói.

Bầu chọn
Theo bạn, có nên xét xử lưu động khộng?

 

* Sau khi TAND tỉnh Bình Phước xét xử vụ án giết 6 người ở Bình Phước hôm 17.12, có nhiều ý trái chiều trong dư luận về việc có cần thiết tổ chức xét xử lưu động đối với vụ án này hay không. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Ông Nguyễn Tiến Sinh: TAND tối cao (TANDTC) hiện vẫn có chủ trương xét xử lưu động nhưng cũng tùy tính chất từng vụ án. Từ góc độ địa phương, tôi thấy rằng có nhiều vụ việc xử lưu động cũng có tác dụng giáo dục, tuyên truyền khá tốt.
Riêng vụ việc ở Bình Phước, tôi cho rằng nên xét xử ở trụ sở tòa án sẽ đảm bảo hơn về nhiều mặt. Tôi đồng tình với quan điểm cho rằng trong vụ việc này, để bị cáo kể lại những tình tiết dã man không tốt cho sự phát triển nhân cách, đặc biệt của tuổi trẻ, đó là điều hoàn toàn không nên.
Thứ hai là để bị cáo thuật lại tội ác chưa chắc đã có tác động tuyên truyền giáo dục mà có thể ảnh hưởng ngược lại. Chưa kể áp lực với Hội đồng xét xử (HĐXX) khi xét xử lưu động sẽ lớn hơn nhiều so với việc xét xử tại phòng xử án của tòa án. Sức ép dư luận, sức ép của đám đông, rồi cơ sở vật chất cho HĐXX, luật sư, người tham dự phiên tòa... sẽ hạn chế hơn.
* Ông có thể dẫn chứng cụ thể về việc các phiên xử lưu động có tác dụng giáo dục, tuyên truyền tốt như thế nào không?
- Chánh án TAND tỉnh Hòa Bình từng nói với tôi rằng có những huyện ở Hòa Bình trước đây tình trạng trộm trâu bò rất phổ biến. Nhưng sau khi đưa ra xét xử lưu động một nhóm chuyên trộm trâu, bò ở huyện đó thì đến nay không có vụ trộm trâu bò nào nữa. Như vậy tôi cho rằng thực sự (việc xét xử lưu động - PV) là có tác động răn đe, tuyên truyền, giáo dục. Tuy nhiên cũng tùy từng vụ việc.
Tại phiên tòa xử lưu động vụ thảm án ở Bình Phước, nhiều lực lượng đã được huy động để đảm bảo an toàn trong quá trình xét xử - Ảnh: Tiểu Thiên
Thực tế là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, khó khăn, người dân cũng ít có điều kiện tiếp cận tìm hiểu pháp luật. Thậm chí người dân cũng không hiểu ở trong tòa án làm cái gì. Nhưng khi đưa ra xét xử lưu động thì người ta hiểu tòa là như thế, kết án đi tù hay không là như thế, nên cũng có tác dụng giáo dục nhất định.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, với các vụ việc có nhiều tình tiết dã man như vụ ở Bình Phước thì việc yêu cầu các bị cáo kể lại hoặc HĐXX yêu cầu làm rõ các tình tiết thì phải cân nhắc. Tức là phải căn cứ vào tính chất của từng vụ án, khả năng tiếp cận của người dân từng vùng miền để xem xét có xử lưu động hay không.
Ở đây cũng cần lưu ý là việc tổ chức các phiên tòa lưu động rất vất vả, tốn kém. Ví dụ như ở Hòa Bình, tòa cấp huyện không có ô tô nên các phiên tòa lưu động phải thuê xe máy chở từ vành móng ngựa, rồi thuê xe đưa HĐXX lên các xã. Thậm chí, có nơi chỉ có cách đi bộ cả chục km vào để tổ chức. Rất vất vả!
* Cũng có ý kiến cho rằng việc xét xử lưu động là vi phạm quyền con người của các bị cáo?
- Nói như thế thì hơi quá! Tôi không cho là như vậy, mặc dù đương nhiên chúng ta bảo vệ quyền con người. Tôi có theo dõi báo chí đưa tin vụ ở Bình Phước thì cũng có một số bình luận nói đến việc đó, ví dụ như quyền của bị cáo khi bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì vẫn được coi là vô tội. Rồi hướng suy đoán theo hướng có lợi cho người ta nếu không có đủ chứng cứ… Nhưng tôi cho rằng, khi đưa ra xét xử lưu động, các cơ quan liên quan cũng phải căn cứ tình tiết các vụ việc rõ ràng, có đầy đủ các bằng chứng, điều kiện để buộc tội rồi. Khi anh đã bị tạm giữ, tạm giam, bị khởi tố thì quyền công dân đòi 100% là rất khó. Đương nhiên, mình cũng lưu ý thêm khía cạnh văn hóa, phong tục hoặc quan niệm từng địa phương.
Người dân theo dõi phiên tòa xét xử lưu động vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước - Ảnh: Tiểu Thiên
Đối với bản thân bị can, bị cáo được đem ra xét xử thì pháp luật bảo vệ các quyền cơ bản. Đối với thân nhân của họ cũng phải lưu ý khi tổ chức xét xử là họ không đáng chịu búa rìu dư luận từ việc người thân của họ vi phạm pháp luật. Tôi vẫn cho rằng, quan trọng nhất là xác định tính chất từng vụ việc để quyết định. Nếu vụ việc ở mức độ vừa phải thì vẫn có thể xét xử lưu động.
Tuy nhiên, tôi đồng tình xu hướng phát triển tới nữa thì cũng không cần thiết hình thức xét xử này. Chúng ta đã có “công đường” thì phải thể hiện hiện sự nghiêm minh của pháp luật ngay tại “công đường”, chứ không nên đưa việc xét xử ra “bãi cỏ”. Chưa kể nhiều nơi tổ chức không tốt lại thành ra phản cảm, gây tác động không tốt.
Tại phiên tòa xét xử lưu động vụ Nguyễn Hải Dương và đồng phạm về tội giết 6 người và cướp tài sản ở Bình Phước, ước tính có đến 4.000 người dân tham dự.
Cơ quan chức năng đã điều động hơn 300 cán bộ chiến sĩ gồm nhiều lực lượng như: CSCĐ, CSGT,… để bảo vệ và giữ gìn trật tự phiên tòa. Trước đó vài ngày, cơ quan chức năng đã huy động hàng chục lượt người tổ chức khảo sát, dọn dẹp và che rạp ở khu đất trống. Lực lượng an ninh cũng đã tổ chức rà bom, mìn; lên phương án bảo vệ phiên tòa. Từ sáng sớm ngày diễn ra phiên tòa xét xử lưu động, lực lượng chức năng đã phải liên tục phát đi những cảnh báo để người dân đề phòng móc túi, mất cắp tài sản do có nhiều kẻ xấu lợi dụng đám đông trà trộn vào để hành nghề.
Khi các bị cáo được dẫn đến, người dân bức xúc la ó, chửi mắng gây huyên náo phiên tòa. Lúc HĐXX đang xét hỏi thì phía dưới người dân liên tục xô đẩy, chen nhau giành chỗ, nói chuyện ồn ào khiến chủ tọa phiên tòa đã nhiều lần cho dừng xét xử để lực lượng bảo vệ vãn hồi trật tự. Khi đại diện Viện KSND đọc cáo trạng công bố toàn bộ quá trình phạm tội của các bị cáo, những chi tiết về hành động ra tay tàn độc của bị cáo khiến nhiều người thốt lên hãi hùng. Phía người nhà bị hại liên tục gào lên “im đi” đầy căm phẫn và nhiều lần đòi xông lên “xử” các bị cáo.
Phiên tòa diễn ra trong thời tiết nắng gay gắt và cát bụi mù mịt. Phiên tòa kéo dài đến 20 giờ cùng ngày, sân tòa lúc này đã tối om. Do không có đèn chiếu sáng nên người dân đứng trong bóng tối nghe tòa tuyên án. Lực lượng chức năng liên tục phát đi cảnh báo nhắc nhở người dân cẩn thận với tư trang, tiền bạc do có tình trạng kẻ gian trà trộn vào trộm cắp. (Tiểu Thiên)

Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó chánh án TAND Tối cao thừa nhận tính tích cực trong các phiên tòa xét xử lưu động (tác dụng tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử - PV), tuy nhiên mặt trái của việc xét xử lưu động cũng không ít.
Trung tướng Trần Văn Độ hiện là Đại biểu Quốc hội khóa 13 - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo đó, chưa thật sự đáp ứng được nguyên tắc xét xử công bằng dẫn đến việc bị cáo này được xét xử trong phòng nhưng bị cáo khác lại bị đưa ra xét xử bên ngoài nơi bị cáo sinh sống; có lượng người rất lớn, có cả người quen. Ngoài ra, việc xét xử lưu động cũng không công bằng đối với bị hại vì có những trường hợp, bị hại không muốn chuyện của họ hay trong gia đình, phô bày giữa đám đông nhất là nơi cư trú của họ. Nguyên Phó chánh án TAND tối cao cho biết, trong tất cả các vụ án xét xử lưu động, các bị cáo hầu như không được hưởng án treo mà đều bị áp dụng hình phạt tù, thậm chí nhiều trường hợp bị chung thân hoặc tử hình.
Tuy nhiên, mặt trái của việc xét xử lưu động là không ít. Thứ nhất là chưa thật đáp ứng được nguyên tắc xét xử công bằng: “Người này được xét xử trong phòng nhưng tôi lại bị đưa ra xét xử bên ngoài nơi tôi sinh sống, có lượng người rất lớn, có cả người quen của tôi của gia đình tôi. Việc xét xử lưu động không công bằng cả đối với người phạm tội cũng như thân nhân của họ. Điều này cũng lý giải tại sao một số vụ án như vừa qua, người thân các bị cáo không đến dự”, ông Độ nói.
Ngoài ra, việc xét xử lưu động cũng không công bằng đối với bị hại, có những trường hợp bị hại không muốn chuyện của họ hay trong gia đình phô bày giữa đám đông nhất là nơi cư trú của họ.
Nguyên Phó chánh án Tòa án nhân dân Tối cao cho biết, trong tất cả các vụ án xét xử lưu động thì các bị cáo hầu như không được hưởng án treo mà đều bị áp dụng hình phạt tù, thậm chí nhiều trường hợp bị chung thân hoặc tử hình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.