Vụ 'cựu công an lừa hàng chục vụ xin vào ngành công an': Tạm hoãn phiên tòa

14/11/2016 15:31 GMT+7

Phiên tòa sáng 14.11 xét xử vụ một cựu công an lừa hàng chục vụ xin vào ngành công an đã phải tạm hoãn vì vắng mặt nhiều bị hại.

Sáng 14.11, TAND TP.Cần Thơ đã đưa vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức làm giả giấy tờ được tuyển dụng vào ngành công an ra xét xử sơ thẩm.
Tuy nhiên, do có nhiều bị hại liên quan vắng mặt, Hội đồng xét xử đã tạm hoãn phiên tòa.
Năm bị cáo trong vụ án gồm, Nguyễn Văn Hết (49 tuổi), ngụ P.Cái Khế; Q.Ninh Kiều; Dương Thanh Phong (26 tuổi), ngụ xã Trường Long, huyện Phong Điền, cùng ngụ TP.Cần Thơ; Phạm Việt Hoài (26 tuổi), ngụ huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; bị tuy tố cùng về tội “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Ngọc Nguyện (41 tuổi), ngụ P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, bị truy tố về tội “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” và Hứa Thị Thùy Dung (27 tuổi), ngụ huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, bị truy tố về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Theo cáo trạng, năm 1985, Nguyễn Văn Hết tham gia lực lượng công an tại tỉnh Hậu Giang (cũ), đến năm 1999 thì xuất ngũ. Năm 2006, Hết thành lập Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Tiến Đạt.
Đến năm 2014, biết một số người có nhu cầu làm việc trong ngành công an và những người thi rớt đại học cảnh sát có nhu cầu học Trường trung cấp Cảnh sát nhân dân, Hết nảy sinh ý định lừa đảo bằng "khoe" mình có "mối quan hệ với lãnh đạo" nên có thể lo cho những ngưòi có nhu cầu xin việc vào ngành Công an, hoặc xin phúc khảo điểm thi vào trường công an.

tin liên quan

Công an giả lừa… công an thật
(TNO) Ngày 19.11, nguồn tin từ Viện KSND TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết cơ quan này đã hoàn tất hồ sơ và chuyển sang TAND cùng cấp truy tố Bùi Anh Tuấn (30 tuổi, ngụ xã Đạo Thạnh, TP.Mỹ Tho) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuấn là kẻ giả danh đại úy CSGT và mạo nhận là “cháu của Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang” để lừa đảo nhiều người.
Hết đã cấu kết với Dương Thanh Phong, Phan Việt Hoài, Nguyễn Ngọc Nguyện (nhân viên Công ty Tiến Đạt) để cùng tham gia lừa đảo. Phong, Hoài, Nguyện sẽ đóng giả là cán bộ Vụ Tổ chức Bộ Công an để "trao đổi" với các bị hại qua điện thoại, đồng thời hứa hẹn và ra giá mỗi trường họp xin vào nghành công an từ 150 - 250 triệu đồng.
Cũng theo cáo trạng, do Hết từng công tác trong ngành công an nên Hết có được các mẫu quyết định về nhân sự. Hết chỉ đạo Phong sao chụp mẫu con dấu, chữ ký, giao cho Hứa Thị Thùy Dung soạn thảo các văn bản... để làm giả các thông báo, quyết định tuyển dụng, rồi giao cho các bị hại.
Cơ quan điều tra xác định từ tháng 7.2014 đến tháng 3.2015, Hết cùng các đồng phạm đã thực hiện 36 vụ lừa đảo bằng thủ đoạn trên, chiếm đoạt gần 3 tỉ đồng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.