CEO chia sẻ bài học khi gặp thất bại trong việc khởi nghiệp

21/09/2017 08:00 GMT+7

Khoảng một năm trước, công ty Jolt bắt đầu một cuộc thí nghiệm về việc làm mang tên "chapterships". Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Jolt - Roei Deutsch cho biết họ đã thất bại nhưng đã học được những bài học quý giá.

Jolt, một công ty có các văn phòng ở California, New York và Israel bắt đầu thử nghiệm cách thức sử dụng lao động của mình. Thay vì cung cấp đồ ăn nhẹ hoặc lương cao, Jolt thay vào đó đề nghị giúp nhân viên chuẩn bị cho công việc mơ ước của họ. Theo chương trình "chapterships" thì công việc của người lao động sẽ kết thúc sau hai năm. Tại thời điểm đó, họ có thể rời đi hoặc tìm một vai trò mới ở Jolt gần với mục tiêu cuối cùng của họ. 
Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Jolt - Roei Deutsch. Ảnh: Business Insider

Công ty Jolt tin tưởng rằng các nhân viên làm trong lĩnh vực công nghệ lâu năm không tìm kiếm công việc trong suốt quãng đời còn lại, nên họ sẽ muốn gia hạn thêm hơp đồng. Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Jolt - Roei Deutsch nói rằng: “Nếu chúng ta muốn gia hạn hợp đồng tuyển dụng, chúng ta sẽ làm như thế nào?". Nhưng mọi thứ đã không diễn ra đúng theo cách mà Deutsch nghĩ. Bởi hóa ra rằng những người lao động lâu năm thường không biết mình muốn kết thúc công việc vào thời điểm nào là thích hợp và mong ước nghề nghiệp là gì. “Mọi người không biết họ muốn làm gì tiếp theo. Vì vậy, thật khó cho họ để chuẩn bị kế hoạch”,Deutsch nói.
Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Jolt đã không từ bỏ dự án này. Nhưng công ty phải sửa đổi chương trình để giúp nhân viên tìm ra cái họ muốn trong cuộc đời. 
Dự án đã thất bại nhưng người sáng lập đã được học hỏi rất nhiều điều Ảnh: Business Insider

Nguyên tắc "chapterships"
"Chaterships" bắt nguồn từ ý tưởng giúp đỡ nhân viên để học chuẩn bị tốt hơn cho từng giai đoạn trong cuộc đời của mình, Deutsch nói. Chapterships có hai nguyên lý chính:
• Việc làm sẽ kết thúc sau hai năm, bất kể côgn việc đó là gì. Vào thời điểm đó, nhân viên có thể tìm thấy một công việc mới trong hai năm tiếp theo tại công ty hoặc rời đi mà không khó khăn gì.
• Công việc không đòi hỏi nhiều sự cố gắng, không vụ lợi. Công ty lấy tiền từ lương và lợi nhuận sau đó đầu tư vào quá trình training nhân viên, cung cấp cho người lao động những kỹ năng họ muốn hoặc cần phải học cách thay đổi nghề nghiệp tiếp theo.
Chương trình thu hút sự quan tâm của rất nhân viên; công ty đã phát triển từ 14 người trong tháng 2 và lên đến 19 người vào thời điểm này.
Bài học lớn
Ban đầu, Jolt mong muốn bán dịch vụ của mình cho các công ty, và họ sẽ nhận được một khoản tiền khi đào tạo cho nhân viên của các công ty này. Tuy nhiên, mô hình của Jolt không được các nhân viên hứng thú. Giải thích về thất bại này, Deutsche nói: “Đó là vì chúng được thiết kế để giúp nhân viên làm việc tốt hơn, chứ không phải công việc họ mong ước được làm”.
Bài học mà công ty Jolt đã rút ra là phải nhắm mục tiêu vào người lao động chứ không phải các nhà tuyển dụng. Các chương trình đào tạo được thiết kế giúp nhân viên tìm ra nơi họ muốn tạo dựng sự nghiệp chứ không phải duy trì công việc hiện tại. Hiện tại, công ty Jolt chỉ cung cấp dịch vụ của mình tại thành phố New York.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.