Vẫn chưa chọn được mô hình chính quyền địa phương

17/04/2015 06:06 GMT+7

Mô hình tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) được quy định trong dự thảo luật Tổ chức CQĐP là một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách sáng qua (16.4).

Mô hình tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) được quy định trong dự thảo luật Tổ chức CQĐP là một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách sáng qua (16.4).

Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn, còn nhiều ý kiến khác nhau của dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho biết dự luật chưa có phương án cuối cùng cho mô hình CQĐP mà vẫn đưa ra 2 phương án thảo luận. Phương án 1 quy định tất cả các đơn vị hành chính đều tổ chức cấp CQĐP (gồm HĐND và UBND) nhưng làm rõ những điểm khác biệt về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP ở nông thôn, đô thị và hải đảo. Phương án 2 quy định ở phường chỉ tổ chức UBND để thực hiện nhiệm vụ của CQĐP tại phường.
Nhất trí với phương án 1, nhiều ĐB cho rằng đây là phương án phù hợp với Hiến pháp, đảm bảo tính ổn định của bộ máy nhà nước, không làm xáo trộn mô hình tổ chức CQĐP và sự thống nhất giữa phân chia các đơn vị hành chính. Tuy nhiên còn rất đông các ĐB không đồng tình với phương án này. Đáng chú ý, không tán đồng quan điểm “bảo đảm ổn định, không xáo trộn”, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng để đổi mới nhưng phải dựa trên toàn bộ cơ cấu chính trị hiện hành, không xáo trộn là quá khó. “Muốn đổi mới mà không đảo lộn cái gì, dĩ nhiên sự đảo lộn đó không gây nguy hại cho cả hệ thống thì phải có sự đổi nào đó để chúng ta đổi mới. Còn nếu giữ nguyên thì chẳng có gì phải đổi cả”, ĐB Lịch nói.
Theo ĐB Lịch, ai cũng thấy rõ tồn tại chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hiện nay, không rõ ràng việc nào của T.Ư, việc nào của địa phương, của quận, của huyện, của xã. Sự không rõ ràng này dẫn đến tình trạng ở phường, ở xã trở thành "máng xối", tất cả bên trên đổ xuống vì chồng chéo. Theo ông, làm thế nào để có một chính quyền T.Ư mạnh, không có chuyện “trên bảo dưới không nghe”, nhưng bên cạnh đó phải có dư địa năng động để địa phương quyết định, T.Ư không can thiệp, chỉ kiểm tra xem có vi phạm lợi ích quốc gia không, có lạm quyền không.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.