Tuyên bố chung 'Kampong Som': Biến đổi khí hậu không chỉ là rủi ro thiên tai

23/10/2014 20:25 GMT+7

(TNO) Sáng 23.10, hơn 200 đại biểu là lãnh đạo, các chuyên gia nghiên cứu đến từ 3 nước Việt Nam, Thái Lan, Campuchia đã về tham dự Diễn đàn thường niên vùng duyên hải lần 3 (gọi tắt là BCR 3) tổ chức tại tỉnh Preah Sihanouk Ville, Campuchia.

 
Dự án rào cọc tre chữ T được triển khai ở Việt Nam mang lại hiệu quả cao trong khôi phục rừng ngập mặn

Sau buổi làm việc ngày 23.10, BCR 3 đã ra tuyên bố chung “Kampong Som” để chuyển tới lãnh đạo cấp cao của 3 quốc gia Việt Nam, Campuchia, Thái Lan về chống biến đổi khí hậu.

Tuyên bố gồm 2 nội dung quan trọng: đưa nội dung biến đổi khí hậu vào trong kế hoạch phát triển bền vững, chứ không đơn thuần chỉ là rủi ro thiên tai; cần đưa ra những phương thức quản trị mới và phù hợp hơn về sinh kế của người dân, ứng phó với biến đổi hệ sinh thái, cần bằng và đa dạng sinh học, khuyến nghị chính sách đối với chính phủ và hợp tác trong lĩnh vực truyền thông.

BCR 3 nằm trong khuôn khổ dự án “Cải thiện sức chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu tại vùng ven biển Đông Nam Á” do Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) phối hợp với Liên minh Châu Âu thực hiện trong 4 năm cho 8 tỉnh thuộc 3 quốc gia Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.

Tại Việt Nam, dự án “Cải thiện sức chống chịu với tác động của Biến đổi khí hậu tại Vùng ven biển Đông Nam Á” đã mang lại những hiệu quả nổi bật qua các mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn và gia cố đê bao, kiểm soát xói lở bờ biển bằng hàng rào chữ T, mô hình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, tái trồng rừng với nhiều loại cây ngập mặn vùng ven biển ở H.Cần Giờ (TP.HCM), các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng và Kiên Giang.

Đình Tuyển (từ Preah Sihanouk Ville, Campuchia)

>> Học Bác ứng xử với thiên nhiên, môi trường
>> Sinh viên Mỹ học tập thực tế về môi trường tại Đa Phước
>> Môi trường xanh: Lan tỏa chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”
>> Thả muỗi kháng sốt xuất huyết ra môi trường
>> Kỹ sư môi trường: Người bảo vệ nguồn sống
>> Cụm công nghiệp sạch' đầu độc môi trường sống
>> 242.000 ha rừng ngập mặn... biến mất
>> Phát hiện thêm 9 loài lưỡng cư – bò sát mới tại rừng ngập mặn Cần Giờ
>> T.Ư Đoàn bàn giao mô hình rừng ngập mặn tại Quảng Ninh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.