Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời

15/07/2014 20:40 GMT+7

(TNO) Đang ở khoang dưới của tàu, nghe tiếng thông báo qua hệ thống loa phát thanh, Hoàng Sa hiện ra trước mắt. Tôi lập tức lên boong tàu, ánh mặt trời rực rỡ chiếu sáng xuống lóng lánh chạy trên từng đầu sóng.

(TNO) Đang ở khoang dưới của tàu, nghe tiếng thông báo qua hệ thống loa phát thanh, Hoàng Sa hiện ra trước mắt. Tôi lập tức lên boong tàu, ánh mặt trời rực rỡ chiếu sáng xuống lóng lánh chạy trên từng đầu sóng.

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 4

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 2

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 3

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 6
Tàu cá ngư dân hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa

Thú vị nhất lúc đó là tôi đã thấy bóng dáng tàu đánh cá của ngư dân, đặc biệt trong đó có cả tàu vỏ thép mới màu xanh.

Cảm giác đi Hoàng Sa thật khác lạ, nhất là trong thời điểm này, khi mà chủ quyền Tổ quốc đang bị xâm phạm. Biển đêm tĩnh lặng, chỉ có ánh trăng mờ nhạt, thỉnh thoảng lại lóe lên ánh chớp ở phía chân trời xa xa. Có lẽ trời sắp đổ giông tố.

Trung tâm dự báo thời tiết cũng đã phát thông báo về cơn bão đang ở ngoài khơi Philippines, chỉ vài ngày nữa là vào biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp lên vùng biển Hoàng Sa. Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão T.Ư cũng có thông báo yêu cầu các tỉnh, thành ven biển miền Bắc và miền Trung chuẩn bị phương án phòng chống, ứng phó với cơn bão.

Sáng hôm sau, bản tin dự báo thời tiết lại nâng cường độ thêm một bậc khi báo trong 2 ngày tới, vùng biển Hoàng Sa của Tổ quốc sẽ động dữ dội. Bão người - bão xâm phạm chủ quyền vùng biển lo chưa xong giờ các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam lại phải đối mặt với bão thiên nhiên.

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 5
Cán bộ cảnh sát biển vẫy tay chào ngư dân

Nhớ lại, trước đó, tôi đã đi thăm hỏi, động viên và trao tiền của cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Niên và của bạn đọc cho gia đình các cảnh sát biển, kiểm ngư có hoàn cảnh khó khăn; gặp người thân các cảnh sát biển và kiểm ngư đang ở trên tàu ngoài Hoàng Sa, tôi đều hỏi rằng họ có lo không và thực sự nhận thấy được nỗi lo trên gương mặt của họ.

Thế nhưng như bà Lê Thị Dự (ở Quảng Bình), mẹ của cảnh sát biển Nguyễn Quốc Huy (35 tuổi, cán bộ tàu cảnh sát biển số hiệu 2016) nói rất dứt khoát: “Lo thì lo nhưng phải đi, về thì ai đi giữ biển cho mình”.

Hay như là chị Trần Thị Mỹ Hoàn (vợ của anh Nguyễn Văn Bằng, cán bộ trên tàu kiểm ngư 763), chị Nguyễn Thị Bích Thuận (vợ của trung úy Nguyễn Viết Thắng, tàu cảnh sát biển 2013), các chị đều mong muốn chồng mình yên tâm công tác, quyết đấu tranh yêu cầu tàu Trung Quốc cùng giàn khoan Hải Dương-981 rút khỏi vùng biển Việt Nam vô điều kiện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.

Trong thời điểm này, đang có hàng chục tàu của ngư dân, cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam luôn túc trực đẩy đuổi giàn khoan của Trung Quốc. Chúng ta đấu tranh theo 3 mục tiêu: thể hiện ý chí bảo vệ chủ quyền, đấu tranh hòa bình và không để ảnh hưởng đến mối quan hệ, tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc luôn dùng những luận điệu xuyên tạc sự thật và dùng tàu uy hiếp, cố tình ngăn cản, đâm va quyết liệt tàu của Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên biển. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn duy trì tàu chiến và máy bay quanh giàn khoan Hải Dương-981.

Trong lúc này, tàu cảnh sát biển vẫn chồm lên sóng vươn tới hướng có giàn khoan Hải Dương-981.

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 7
Ca điều khiển tàu cảnh sát biển tập trung hướng tàu

Tường thuật từ Hoàng Sa: Đi về phía mặt trời 8
Con tàu gần đến Hoàng Sa khi mặt trời vừa lên

Trương Quang Nam
(Từ Hoàng Sa, Việt Nam)

>> Những hình ảnh 'độc' tại triển lãm về Hoàng Sa, Trường Sa
>> Trưng bày nhiều tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa
>> Bão Rammasun giật cấp 16 hướng vào vùng biển Hoàng Sa
>> Ý nghĩa quốc phòng của Hoàng Sa, Trường Sa vào đề thi địa cao đẳng
>> Triển lãm Hoàng Sa - Trường Sa là của VN

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.