Từ vụ ‘người Trung Quốc bị bắn chết’: Cần kiểm soát khách ‘núp bóng’

27/11/2015 17:26 GMT+7

Liên quan đến việc Li Muzi từng lập một công ty “núp bóng”, đưa du khách vào Đà Nẵng trái phép, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện nhiều người nước ngoài nhập cảnh để làm việc chui, xin ăn trá hình, mua gom đất ven biển.

Liên quan đến việc Li Muzi từng lập một công ty “núp bóng”, đưa du khách vào Đà Nẵng trái phép, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện nhiều người nước ngoài nhập cảnh để làm việc chui, xin ăn trá hình, mua gom đất ven biển.

Lực lượng Công an TP.Đà Nẵng vẫn tiếp tục khẩn trương điều tra vụ trọng án bắn chết Li MuziLực lượng Công an TP.Đà Nẵng vẫn tiếp tục khẩn trương điều tra vụ trọng án bắn chết Li Muzi
Lợi dụng visa du lịch, thương mại
Trường hợp của Li Muzi chỉ là một trong nhiều trường hợp người Trung Quốc lợi dụng visa du lịch hay nhờ bảo lãnh hoạt động thương mại của các công ty dịch vụ để kinh doanh trái phép tại Việt Nam. Hậu quả của việc du lịch không theo con đường hợp pháp này là du khách quốc tế bị đưa đến các tụ điểm ăn uống, mua sắm đã được móc nối sẵn và bị “chặt chém”.
Từ 2012 đến nay, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA72) Công an TP.Đà Nẵng đã phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc tương tự, như phối hợp UBND TP.Hội An, Quảng Nam ngăn chặn 2 người Trung Quốc, Hàn Quốc tổ chức đưa khách nước ngoài đi du lịch Cù Lao Chàm trái phép, xử phạt 90 triệu đồng.
Không chỉ trong lĩnh vực du lịch, tháng 8.2012, PA72 cùng Công an Q.Thanh Khê từng phát hiện ông Kang Buseok cùng 3 người Hàn Quốc khác thuê 19 sinh viên “cày” game online Lineage1 để tăng cấp độ theo yêu cầu của khách hàng bên Hàn Quốc.
Ông Kang Buseok nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch nhưng lại thuê Nguyễn Minh Nhật (24 tuổi, trú P.Chính Gián) đứng tên đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân Taran (45 Điện Biên Phủ, TP.Đà Nẵng). Sau đó ông Kang thuê các game thủ “cày” theo 2 ca từ 7 - 19 giờ và từ 19 đến 7 giờ sáng hôm sau với mức lương từ 2,5 -3,5 triệu đồng/tháng.
Ông He Dechao cùng trang phục giả nhà sư để xin ăn trá hình bị cơ quan chức năng phát hiện và trục xuất - Ảnh: Nguyễn Tú
Mới đây, TP.Đà Nẵng cũng vừa phát hiện và xử phạt 15 - 25 triệu đồng/người đối với 64 lao động Trung Quốc làm việc chui, cũng với thủ đoạn dùng visa du lịch. Thậm chí, nhiều người Trung Quốc còn nhập cảnh vào VN theo dịch vụ mời bảo lãnh để xin ăn trá hình, như vụ Đà Nẵng trục xuất Peng Yurui và He Dechao (cùng 60 tuổi, cùng quốc tịch) do giả dạng nhà sư khất thực để xin tiền người dân; hay vụ ngăn chặn 2 người Trung Quốc kinh doanh trái phép vật phẩm tôn giáo.
Từ 2012, PA72 đã phát hiện chiêu trò tinh vi của các công ty dịch vụ đưa người vào Việt Nam. Theo đó, các công ty này chỉ cần làm dịch vụ mời bảo lãnh, thời hạn 3 tháng với mục đích hoạt động thương mại (visa B3) là đã có thể được chấp nhận.
Theo quy định, cơ quan tổ chức mời bảo lãnh người nước ngoài phải đăng ký chương trình hoạt động, đảm bảo mục đích của người được bảo lãnh với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Nhưng thực tế, các công ty mời bảo lãnh Li Muzi, Xu Xiande, Peng Yurui và He Dechao… xong thì bỏ mặc.
Hiện nay, tại Đà Nẵng rộ lên tình trạng đất ven biển Q.Sơn Trà - Ảnh: Nguyễn Tú
Tiếng xấu, người Việt chịu
Trong những lần PV Thanh Niên Online tiếp xúc với các cơ quan chức năng liên quan đến những thông tin nêu trên, chúng tôi được biết, trong các cuộc họp liên ngành, PA72 đã trao đổi với các sở ban ngành liên quan và thực tế xuất hiện một số vướng mắc. Cụ thể, ngoài hình thức xử phạt, buộc xuất cảnh, thì trong trường hợp người nước ngoài sống như vợ chồng mà có con chung với người VN vẫn không có chế tài xử phạt. Trong khi đó, căn cứ lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, nếu đủ thủ tục cứ sau 5 ngày là được cơ quan chức năng cấp.
Một cán bộ thụ lý các vụ việc trên của PA72 nhận định, sự ra đời của các đường bay trực tiếp từ Trung Quốc, Hàn Quốc đến TP.Đà Nẵng làm cho lượng du khách ngày càng tăng mạnh. Đây là hai quốc gia có lượng du khách đến Đà Nẵng nhiều nhất hiện nay. Do đó từ 2012 đã xuất hiện các hệ thống kinh doanh khép kín từ tổ chức tour, ăn uống, mua sắm… với giá “cắt cổ” do người nước ngoài điều hành nhưng núp bóng danh nghĩa người Việt Nam đăng ký kinh doanh. Đó là điều rất đáng lo ngại bởi tiền thì người nước ngoài thu đầy túi trong khi môi trường du lịch của Việt Nam lại mang tiếng xấu.
Không chỉ vậy, hiện nay ở Q.Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng còn rộ lên tình trạng “người nước ngoài” núp bóng mua gom đất ven biển có sự tiếp tay của chính người Việt bằng cách cho đứng tên đại diện để hợp thức hóa
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.