Trung Quốc, Việt Nam là điểm tiêu thụ cuối cùng của ngà voi châu Phi

30/09/2016 13:49 GMT+7

'Ngà voi có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng nơi tiêu thụ cuối cùng là Trung Quốc, Việt Nam', một chuyên gia nước ngoài nhận định tại hội thảo 'Nâng cao kỹ năng phát hiện và ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật hoang dã'.

Ngày 30.9, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan T.Ư và tổ chức TRAFFIC (mạng lưới quốc tế phòng chống vận chuyển, mua bán động vật hoang dã) tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Nâng cao kỹ năng phát hiện và ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật hoang dã”.
Tham gia hội thảo gồm cán bộ, nhân viên làm việc tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Hội thảo "Nâng cao kỹ năng phát hiện và ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật hoang dã" Ảnh: Thảo Thương
Tại buổi hội thảo, bà Claire Beastall (chuyên gia tổ chức TRAFFIC) đã giới thiệu tổng quan về tình trạng buôn bán và vận chuyển động thực vật hoang dã bất hợp pháp, cách nhận diện, những việc cần làm để tránh rủi ro cho ngành hàng không cũng như cách bảo vệ bản thân tránh mầm bệnh từ động vật hoang dã.
Ngà voi có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng nơi tiêu thụ cuối cùng là Trung Quốc, Việt Nam. Có nhiều chuyến bay quá cảnh đến Việt Nam, vì thế sân bay Tân Sơn Nhất là địa điểm quan trọng để ngăn chặn, giảm thiểu cơ hội vận chuyển trái phép động vật hoang dã.”, bà Claire Beastall nhấn mạnh.
Theo thống kê, việc buôn bán trái phép động thực vật hoang dã như: ngà voi, sừng tê giác, tê tê, các loài linh trưởng… trên thế giới mỗi năm kiếm lời 26 tỉ USD. Những tội phạm buôn bán này đang đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.