Tranh luận về độc quyền nhạc của Vũ Thành An

16/06/2015 05:17 GMT+7

Chiều qua 15.6, Công ty TNHH MTV Phương Nam Phim (gọi tắt là Phương Nam Phim) tổ chức buổi họp báo công bố hợp đồng vừa ký ngày 9.6 với nhạc sĩ Vũ Thành An (hiện đang định cư ở Mỹ) và “tố” Công ty CP dịch vụ Phú Nhuận (gọi tắt là Maseco) sử dụng trái phép các tác phẩm của nhạc sĩ này.

Chiều qua 15.6, Công ty TNHH MTV Phương Nam Phim (gọi tắt là Phương Nam Phim) tổ chức buổi họp báo công bố hợp đồng vừa ký ngày 9.6 với nhạc sĩ Vũ Thành An (hiện đang định cư ở Mỹ) và “tố” Công ty CP dịch vụ Phú Nhuận (gọi tắt là Maseco) sử dụng trái phép các tác phẩm của nhạc sĩ này.

Quang cảnh buổi họp báo Quang cảnh buổi họp báo - Ảnh: Bùi Chiến

Theo đại diện Phương Nam Phim, ngày 27.10.2012, giữa nhạc sĩ Vũ Thành An và Phương Nam Phim đã ký Hợp đồng số 212/HĐ-PNF với nội dung nhạc sĩ Vũ Thành An ủy quyền cho Phương Nam Phim độc quyền khai thác tác phẩm của ông trong thời hạn 10 năm, tính từ ngày được cấp phép phổ biến tại VN. Nhưng do một số điều khoản cần bảo mật nên hai bên ký tiếp Hợp đồng 71/HĐ-PNF ngày 9.6 làm cơ sở pháp lý khẳng định sự độc quyền này, thay thế cho việc công bố Hợp đồng số 212/HĐ-PNF. Hiện Phương Nam Phim đã ký hợp đồng với Công ty CP ICORE (trụ sở tại Q.Tân Bình) để đơn vị này khai thác độc quyền nhạc phẩm của nhạc sĩ Vũ Thành An. Tuy nhiên, thời gian qua Maseco sử dụng một số tác phẩm của Vũ Thành An trong các đĩa karaoke do Maseco phát hành, mà không được sự đồng ý của Phương Nam Phim.

Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên về nội dung trên, ông Nguyễn Xuân Hàn, Tổng giám đốc Maseco, cho biết tính đến thời điểm này Maseco chưa nhận được văn bản pháp lý nào từ Phương Nam Phim để khẳng định đơn vị này độc quyền về tác phẩm của Vũ Thành An. “Đối với Hợp đồng số 71 mà Phương Nam Phim công bố tại buổi họp báo, giả sử có giá trị pháp lý thực sự thì cũng chỉ phát sinh quyền của Phương Nam Phim kể từ ngày 9.6.2015 mà thôi. Còn Hợp đồng 212 ký từ ngày 27.10.2012, trước cả 2 năm so với phép được cấp cho tác phẩm của Vũ Thành An phổ biến tại VN, trong đó chứa đựng nội dung gì ai mà biết được. Vì vậy, Phương Nam Phim không thể lấy Hợp đồng 71 làm cái nối dài hợp pháp cho Hợp đồng 212 để khẳng định sự độc quyền và cho rằng Maseco vi phạm, bởi các dĩa karaoke do Maseco được phép phát hành đã diễn ra từ tháng 6.2014”, ông Hàn nói. 

Ngoài ra, tại cuộc họp báo, một PV đã đề cập đến công văn ngày 28.1.2015 của Cục Biểu diễn nghệ thuật (Bộ VH-TT-DL) về việc giải quyết kiến nghị của Phương Nam Phim và đặt vấn đề nếu Maseco vi phạm tác quyền thì tại sao Cục Biểu diễn nghệ thuật yêu cầu Phương Nam Phim “tiếp tục chủ động chứng minh quyền độc quyền trong việc sử dụng và cho phép người khác sử dụng các bài hát “Bài không tên số 2, 4, 7, 8, 10 - tác giả: Vũ Thành An” theo đúng quy định của luật Sở hữu trí tuệ? Nhưng điều này không được cử tọa làm rõ.    

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.