Tranh cãi chuyện có nên công khai tên người được hỗ trợ Covid-19 ?

28/09/2021 05:00 GMT+7

Rất nhiều bạn đọc ủng hộ việc công khai danh sách tên người được hưởng hỗ trợ Covid-19 tại địa phương. Tuy nhiên, không ít bạn đọc khác lại băn khoăn, cho rằng đó là thông tin cá nhân.

Như Thanh Niên đã đưa tin, những ngày qua, chính quyền phường xã tại TP.HCM đang gấp rút lập danh sách, tổ chức xét duyệt người dân thuộc diện thụ hưởng gói hỗ trợ Covid-19 đợt 3 để gửi về cấp quận thẩm định, phê duyệt kinh phí.
Lãnh đạo P.Linh Trung (TP.Thủ Đức) cho biết khi thống nhất danh sách, phường sẽ niêm yết công khai bằng cách dán tại bảng thông tin của khu phố, của trụ sở phường; công khai tại trang thông tin điện tử của TP.Thủ Đức. Đồng thời, phường cũng sẽ có mã QR để người dân quét mã, kiểm tra, phản hồi danh sách.

Covid-19 sáng 28.9: Cả nước 766.051 ca mắc, 538.454 ca khỏi | TP.HCM chuẩn bị chi gói hỗ trợ đợt 3

Nói thật, có nhiều chuyện tế nhị lắm, khó nói lắm. Có cách nào vừa công khai minh bạch để không có tiêu cực, nhưng vẫn giữ được sự cá nhân, tế nhị cho người nhận và gia đình họ không?

Đức Tuấn

Muốn minh bạch thì phải công khai. Không muốn minh bạch thì không công khai. Phải chọn 1 trong 2 thôi. Riêng ý kiến của tôi là phải công khai.

Minh The Hoang

Nhận tiền thì công khai, có gì mà phải sợ? Mình nhận hỗ trợ chứ có làm gì sai trái đâu? Cho tôi nhận, bắt chụp hình nữa, tôi cũng không ngại...

Vohongdieu

Theo ông Lê Minh Truyền, Chủ tịch UBND P.7 (Q.Tân Bình), khi lập danh sách, địa phương cũng chỉ đạo dán danh sách ở các bảng thông tin của từng khu phố, hoặc một số nơi thì đăng trang/nhóm mạng xã hội... Tuy nhiên, việc này cũng còn bất cập.
“Mục đích công khai danh sách là để người dân xem nhưng hiện nay “ai ở đâu, ở yên đấy” nên việc người dân ra xem, tra cứu, rà soát rất khó. Chưa kể, người dân một số khu phố phản ứng, cho rằng là thông tin cá nhân nên không muốn dán lên hoặc đưa lên trang mạng xã hội”, ông Truyền cho biết.
Dự kiến, tại địa phương sẽ chi hỗ trợ từ ngày 28.9 - 5.10, hình thức chi bằng tiền mặt, do cán bộ tại phường đến từng nhà trao trực tiếp. Ông Truyền cho hay việc triển khai lần này, chính quyền TP sẽ áp dụng công nghệ, có app (ứng dụng) để theo dõi việc phát hỗ trợ.

Bản tin Covid-19 ngày 27.9: Cả nước 9.362 ca nhiễm mới | TP.HCM xin mã số cho 150.000 F0 từ test nhanh

Ủng hộ công khai, minh bạch để dân kiểm tra

Rất nhiều bạn đọc (BĐ) ủng hộ sự công khai danh tính người nhận để minh bạch. BĐ Quang Vinh Chau cho biết: “Bình thường mà, nhận tiền rồi ký tên và thông tin công khai cũng đâu có vấn đề gì, bởi vì tiền là nhà nước hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn do Covid-19, chứ mình có làm gì sai phạm đâu mà e sợ công khai?”. BĐ anhthoi hoang cũng cho rằng: “Đây là quyền mình phải được hưởng mà bà con. Trách nhiệm của chính quyền là phải lo an sinh cho người dân, đặc biệt trong thiên tai, dịch bệnh. Mình đâu có phải xin xỏ ai đâu mà ngại. Rất cần sự minh bạch”.
Đồng ý kiến, BĐ Trinh Tien Manh nói thêm: “Tiền nhà nước hỗ trợ thì phải công khai minh bạch. Như vậy mới dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra được”. BĐ Sao Ba nhấn mạnh: “Công khai danh sách là cách để người dân cùng chính quyền cùng giám sát và kiểm tra”. BĐ Thịnh Phạm cũng cho rằng: “Không có gì mà xấu hổ cả. Phải công khai, minh bạch. Kể cả những gói hỗ trợ trước cũng cần phải niêm yết danh sách ngay tại tổ, khu phố”. BĐ Nguyễn Thị Vinh thì thẳng thắn: “Công khai là đúng, không có gì phải xấu hổ, nếu xấu hổ thì xin đừng nhận”.

Băn khoăn khi công khai danh tính

Trong khi đó, không ít BĐ còn băn khoăn nếu như phải công khai tên tuổi, vì đây là thông tin cá nhân, là chuyện tế nhị. BĐ Văn Minh chia sẻ: “Không nên dán công khai vì danh sách gồm đầy đủ thông tin cá nhân rất ảnh hưởng khi chẳng may có ai đó chụp lại, sao chép rồi có ý đồ xấu”.
BĐ Khoa SG đồng ý việc công khai danh sách vì “đây là điều bắt buộc”, nhưng băn khoăn: “Nên công khai ở mức độ nào? Theo tôi chỉ cần họ tên và địa chỉ là đủ rồi. Riêng số điện thoại cá nhân thì chỉ chính quyền nắm thôi, không nên công bố số điện thoại”.
Cùng quan điểm, nhưng BĐ Nguyễn Văn Dân cho rằng: “Cần viết tắt tên (như N.V.S hay N.T.N) sau đó là các thông tin địa chỉ bình thường”. BĐ hi***@gmail.com thì đề nghị: Chỉ đăng tên và số CMND thôi. Không cần phải đăng chi tiết địa chỉ, số điện thoại, để công khai minh bạch nhưng cũng bảo vệ được thông tin cá nhân”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.