TP.HCM đề xuất 7.000 - 8.000 liều vắc xin Covid-19: Tiêm ở sân bay, khách sạn cách ly tập trung

Duy Tính
Duy Tính
26/03/2021 13:53 GMT+7

Nhân viên phục vụ cách ly dịch vụ tại các khách sạn cũng được coi như nhân viên y tế, có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 nên cần được ưu tiên tiêm vắc xin Covid -19.

Sáng 26.3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM. Tại cuộc làm việc, thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị TP.HCM báo cáo tình hình tiêm vắc xin Covid-19 sau khi được Bộ Y tế cấp.

TP.HCM khẩn cấp tìm 2 tài xế chở cô gái vượt biên mắc Covid-19 cộng đồng

Báo cáo với Thứ trưởng Tuyên, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết TP.HCM đã có 8 bệnh viện tiêm vắc xin Covid-19, gồm: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện H.Củ Chi, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Q.11, Tân Bình, Bình Chánh, Dã chiến Củ Chi. Tổng số mũi đã tiêm là 1.151, và trong ngày sẽ tiêm tiếp 113 mũi.
Theo bác sĩ Dũng, ngoài các khu cách ly tập trung thì hiện TP.HCM có 34 khách sạn đang thực hiện cách ly dịch vụ, TP.HCM cũng đang mở thêm 6 khách sạn nữa. Nhân viên phục vụ cách ly trong khách sạn có rất nhiều nguy cơ nhiễm Covid-19 vì có ca nhập cảnh bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, nhân viên phục vụ sân bay cũng có nhiều nguy cơ nhiễm Covid-19. Do đó, việc tiêm cho 2 nhóm đối tượng này là rất cần thiết, số lượng khoảng từ 7.000 – 8.000 liều.
“Cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất không thể để xảy ra dịch bệnh và không thể đóng cửa sân bay Tân Sơn Nhất. Nên đề xuất từ an ninh, hải quan, nhân viên sân bây, hàng không phải được tiêm ngừa vắc xin Covid-19 ưu tiên. Nhân viên ở các khu cách ly tập trung coi như nhân viên y tế cũng cần ưu tiên tiêm chủng”, GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói thêm.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết TP.HCM và Hà Nội là 2 địa bàn rất quan trọng, do đó, Bộ cũng sẽ xem xét để những người chống dịch tuyến đầu, đối tượng ưu tiên được tiêm chủng.

“Việt Nam tuy khống chế dịch tốt nhưng không được chủ quan, trong điều kiện vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế .Theo chỉ đao của Chính phủ, Việt Nam tiếp cận những nguồn vắc xin khác nhau, và đẩy nhanh tiến độ sản xuất vắc xin trong nước để sớm đưa vao sử dụng. Chỉ có vắc xin trong nước chúng ta mới tự mình đảm bảo nguồn vắc xin tiêm phòng, không phụ thuộc từ nguồn nhập nước ngoài”, Thứ trường Tuyên nói.

Bộ Y tế đã tiếp cận vắc xin Covid-19 từ chương trình COVAX (Tiếp cận toàn cầu với vắc xin ngừa Covid-19) với 30 triệu liều miễn phí, dự kiến đầu tháng 4.2021 sẽ về 800.000 liều. Tiếp cận vắc xin AstraZeneca 30 triệu liều. Như vậy, năm 2021, Việt Nam sẽ có 60 triệu liều.

Phong tỏa khách sạn Quốc Thái ở khu Trung Sơn vì liên quan người phụ nữ mắc Covid-19

 
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.