Sự cố trực thăng Mi 171 rơi: Nhiệm vụ là tối thượng

08/07/2014 16:35 GMT+7

(TNO) Thông tin máy bay trực thăng MI 171 rơi vào hôm 7.7 tại Thạch Thất, Hà Nội, khiến chúng tôi và cả những chiến sĩ không quân ở Cần Thơ bàng hoàng.

(TNO) Thông tin máy bay trực thăng Mi 171 rơi vào hôm 7.7 tại Thạch Thất, Hà Nội khiến chúng tôi và cả những chiến sĩ không quân ở Cần Thơ bàng hoàng.

 
Trực thăng Mi 171 trực chờ lệnh bay tìm kiếm MH 370 tại sân bay Cà Mau hồi tháng 3.2014 - Ảnh: Đình Tuyển

Rủi ro là có thể hy sinh

Mi 171 là mẫu trực thăng quen thuộc với nhiều phóng viên miền Tây, bởi loại trực thăng này để lại nhiều kỷ niệm khó quên trong những ngày tìm kiếm máy bay mất tích MH 370 của Malaysia tại sân bay Cà Mau.

 

Nghề của tụi anh nguy hiểm vậy đó, rủi ro là có thể hy sinh. Nhưng phải luôn xác định vì nhiệm vụ là hàng đầu

Thượng tá Nguyễn Văn Pho

Đọc bản tin sét đánh, chúng tôi nghĩ ngay đến những chiến sĩ trong tổ bay mình từng sát cánh cùng họ trên Mi 171 số hiệu 8431 của Trung đoàn 917, Sư đoàn không quân 370, bay tìm kiếm máy bay MH370.

Gọi ngay cho thượng tá Nguyễn Văn Pho, Cơ giới trên không của Trung đoàn 917, bên kia đầu dây, thượng tá Pho xúc động: “Đau lòng quá em ơi. Đến giờ anh vẫn không tin được là Mi 171 rơi khiến nhiều anh em hy sinh quá”.

Anh Pho cho biết, anh cùng đội bay vừa hoàn thành nhiệm vụ bay ra đảo Phú Quý trở về, hiện tổ bay đang trực tại Phan Rang để tiếp tục chờ nhiệm vụ mới.

Nhắc đến sự hy sinh của các chiến sĩ  trên Mi 171 số hiệu 01, thượng tá Pho nói: “Nghề của tụi anh nguy hiểm vậy đó, rủi ro là có thể hy sinh. Nhưng phải luôn xác định vì nhiệm vụ là hàng đầu”.

Chuyến bay cùng Mi 171

Nhớ lại chuyến bay của chúng tôi trên Mi 171 số hiệu 8431 kéo dài hơn 3 giờ hồi tháng 3 vừa qua, tổ bay gồm 1 cơ trưởng, 1 phi công kiêm dẫn đường và 2 cơ giới trên không cùng gần chục phóng viên các báo đài. Có lẽ trong những lần tác nghiệp chưa bao giờ anh em phóng viên lại thấy hồi hộp, háo hức như lần này - lần đầu tiên được lên trực thăng đi tìm kiếm cứu nạn.

Vừa bước lên trực thăng, chúng tôi được tổ bay bố trí chỗ ngồi tác nghiệp khá thoải mái và an toàn trên những hàng ghế sát những cửa số bên trong máy bay. Buồng lái của chiếc trực thăng được tách biệt với khoang phía sau bằng cánh cửa rất chắc chắn. Hai bên hông khoang sau là 2 cánh cửa lên xuống và có thể mở khi cứu hộ. Trên trực thăng có đầy đủ các dụng cụ cứu sinh, thang, cần cẩu… Theo thượng tá Nguyễn Văn Pho, đây là loại trực thăng cứu hộ an toàn và tốt nhất ở Việt Nam hiện nay.

 
Theo thượng tá Nguyễn Chí Hiền, Cơ giới trên không của Trung đoàn 917, Sư đoàn không quân 370, MI 171 là loại máy bay trực thăng cứu hộ tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Máy bay này có công suât 2.200 mã lực, gấp rưỡi so với loại máy bay cũ là Mi 8 (1.500 mã lực). Trên máy bay có phao an toàn để hạ cánh xuống biến, 2 cần cẩu cứu hộ, loại 300 kg và 150 kg. Ở Việt Nam ngoài trực thăng MI 171 số hiệu 01 vừa gặp nạn chỉ còn 3 chiếc cùng loại này. Cả 4 chiếc này đều mới nhập về được mấy năm nay. 

Theo thượng tá Nguyễn Chí Hiền, Cơ giới trên không của Trung đoàn 917, Sư đoàn không quân 370, Mi 171 có công suất 2.200 mã lực, gấp rưỡi so với loại máy bay cũ là Mi 8 (1.500 mã lực). Trên máy bay có phao an toàn để hạ cánh xuống biến, 2 cần cẩu cứu hộ, loại 300 kg và 150 kg.

Ở Việt Nam ngoài trực thăng Mi 171 số hiệu 01 vừa gặp nạn chỉ còn 3 chiếc cùng loại này. Cả 4 chiếc này đều mới nhập về được mấy năm nay. 

Nhớ lại ngày 11.3, máy bay cất cánh từ sân bay Cà Mau thẳng tiến hướng ra phía biển Tây. Bay qua những cánh rừng U Minh bạt ngàn, qua mũi Cà Mau, trước mắt chúng tôi chỉ còn biển rộng mênh mông với những đốm trắng li ti của sóng.

Bên trong trực thăng, tiếng động cơ gầm vang liên hồi, thi thoảng trong buồng lái có những lời trao đổi về tọa độ cũng như về những vật thể được phát hiện dưới mặt biển. Phía khoang sau, dù rất ồn ào nhưng tất cả câu hỏi, thắc mắc của các phóng viên đều được các Cơ giới trên không của tổ bay tận tình trả lời…

Suốt hành trình tìm kiếm, các anh Cơ giới trên không gần như lúc nào cũng hướng mắt xuống biển. Khi một cánh cửa bên hông trực thăng được mở để quan sát, gió lộng ùa vào, các anh không quên yêu cầu chúng tôi thắt chặt dây an toàn. 

Trên chiếc trực thăng giữa bao la biển trời mới thấy con người nhỏ bé quá. Cảm giác ấy gieo vào suy nghĩ chúng tôi một sự lo lắng, hồi hộp và nó chỉ mất đi cho đến khi máy bay hạ cánh an toàn.

Thế mới thấy, công việc của những chiến sĩ không quân thật vất vả và đầy hiểm nguy. Trong đầu tôi lại vẳng lên câu nói của thượng tá Nguyễn Văn Pho: “Đã là người lính, phải luôn xác định vì nhiệm vụ là tối thượng".

21 chiến sĩ trên Mi 171 số hiệu 01, chưa bao giờ quản ngại hy sinh. Ngay cả trong những giây cuối cùng của sự sống, họ vẫn bình tĩnh, hành động dũng cảm, tránh tổn thất cho người dân. Tổ bay đã điều khiển máy bay ra ngoài khu dân cư đông đúc trước khi tiếp đất.

 
Mi 171 trên bầu trời Cà Mau


Mi 171 hạ cánh


Quan sát từ cánh cửa trên trực thăng Mi 171


Quan sát từ cửa số của Mi 171


Từ của sổ Mi 171 nhìn xuống Hòn Khoai trên vùng biển Cà Mau


Tác nghiệp trên Mi 171


Trong buồng lái của Mi 171

Nhận định của cơ trưởng có gần 30 năm kinh nghiệm bay về sự cố Mi 171

Trao đổi với PV Thanh Niên Online, một cơ trưởng có gần 30 năm kinh nghiệm bay, thuộc Lữ đoàn Không quân 918, đã có những nhận định về sự cố trực thăng Mi 171 rơi khi bay huấn luyện, xảy ra trong sáng 7.7.


Máy bay Mi 171 trong một lần làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở Phú Quốc - Ảnh: Trung Hiếu

Theo phi công này (anh đề nghị không nêu tên - PV), hai nguyên nhân nguy hiểm khiến máy bay gặp sự cố là do bốc cháy khi đang bay hoặc bị mất lái. Khi đang bay, nếu máy bay cháy thường dẫn tới khả năng nổ trên cao vì trên máy bay chứa nhiều tấn nhiên liệu dễ cháy nổ. Còn nếu mất lái thì phi công sẽ khó kiểm soát được tình hình. Lúc này máy bay sẽ rơi tự do và hậu quả khó nói hết được.

Theo thống kê, hàng không là phương tiện vận tải và đi có mức độ an toàn cao so với các phương tiện khác. "Nhưng một thực tế chung là khi anh có số giờ bay càng nhiều thì sự cố tai nạn càng tỷ lệ thuận với số giờ bay. Nói cách khác là khi anh bay nhiều thì tỷ lệ tai nạn càng lớn", người cơ trưởng có kinh nghiệm gần 30 năm bay này nói.

Anh nhận định thêm: Không ai mong muốn sự cố xảy nhưng cũng như bao ngành nghề khác, sự cố trong ngành hàng không không phải là ngoại lệ. Các nước có trình độ hàng không phát triển vẫn xảy ra sự cố. Chưa kể hàng không là ngành rất nhạy cảm trong mọi thứ, nhất là vấn đề kỹ thuật. 

"Ở đây điều tôi muốn nói, sự cố mình không thể tránh được nhưng mình cần hạn chế để xảy ra sự cố. Bằng cách nào? Chỉ có cách cơ trưởng hay phi công phải chuẩn bị thật cẩn thận trước mọi chuyến bay. Kinh nghiệm gần 30 năm bay, chuyến bay nào càng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, anh em phi công rất yên tâm. Công tác bảo dưỡng, bảo hành chuyên nghiệp cũng giúp anh em phi công an tâm khi bay", anh nói thêm.

Trung Hiếu

 

 

Đình Tuyển

>> Trực thăng rơi MI-171 số hiệu 01 trong những lần làm nhiệm vụ
>> Trực thăng cứu hộ Mi 171 xác định không có vết dầu loang
>> Máy bay trực thăng bị rơi do cháy động cơ
>> Hiện trường tan hoang vụ trực thăng rơi
>> Máy bay trực thăng bị rơi qua lời kể của nhân chứng
>> Vụ máy bay trực thăng bị rơi: 16 chiến sĩ hy sinh, 5 người bị thương
>> Trực thăng rơi ở khu vực Hòa Lạc (Hà Nội), có thương vong

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.