Sẵn sàng cho bứt phá

Năm 2015 là năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.

Năm 2015 là năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.

Ảnh: Độc LậpẢnh: Độc Lập
1. Tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12
Thủ tướng Liên bang Nga D.A.Medvedev thăm chính thức Việt Nam (từ 5 - 7.4.2015).
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon thăm chính thức Việt Nam (từ 22 - 23.5.2015).
Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland David Cameron thăm chính thức Việt Nam (từ 29 - 30.7.2015).
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, toàn văn dự thảo văn kiện đại hội đã được công bố rộng rãi để cán bộ, đảng viên, nhân dân, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến (từ 15.9 - 31.10). Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần dân chủ ngày càng cao trong Đảng, trong nhân dân và xã hội; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách.
Đến ngày 3.11.2015, toàn bộ 68 Đảng bộ trực thuộc T.Ư đã tổ chức xong Đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020. 63 đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố đã bầu ra 61 bí thư, trong đó 39 bí thư tái cử; 2 bí thư dưới 40 tuổi (Đà Nẵng, Kiên Giang); 3 bí thư là nữ (Vĩnh Phúc, Ninh Bình, An Giang). Ngay sau các đại hội Đảng bộ, nhiều tỉnh, thành phố đã thay đổi nguồn nhân sự tiêu biểu với hàng loạt lãnh đạo HĐND, UBND, sở, ngành được bổ nhiệm.
2. Bước ngoặt trong hội nhập kinh tế
Năm 2015, Việt Nam đã có những bước tiến lớn, mang tính bước ngoặt trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó quan trọng nhất là việc chính thức hoàn tất đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng với 12 nước khác vào ngày 5.10.2015. Đây là sự kiện đặc biệt mở ra cơ hội cho Việt Nam tham gia khối kinh tế, thương mại chiếm tới 40% GDP và 70% kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu.
Việc tham gia TPP, theo tính toán của nhiều chuyên gia kinh tế, có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 23,5 tỉ USD vào năm 2020 và 33,5 tỉ USD vào năm 2025; xuất khẩu tăng thêm 68 tỉ USD vào năm 2025. Gia nhập TPP, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép sang các thị trường lớn: Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản… nhưng cũng đứng trước nguy cơ đổ vỡ, khó khăn cho hàng loạt doanh nghiệp trong các lĩnh vực chăn nuôi, mía đường, sản xuất thép… do các doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn yếu kém về sức cạnh tranh.
Cũng trong năm qua, Việt Nam đã kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, ký kết FTA với Hàn Quốc và Liên minh kinh tế Á - Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan).

3. Ngân sách căng như dây đàn
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam (từ 5 - 6.11.2015).
Tại các cuộc gặp với ông Tập Cận Bình, các lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã nhấn mạnh việc Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường xây dựng tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác, tích cực tìm cách giải quyết thỏa đáng những vấn đề tồn tại. Bất đồng giữa hai nước về vấn đề Biển Đông là thực tế, nhưng quan trọng nhất là hai bên phải tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, kiểm soát tốt tình hình, phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, thông qua đàm phán giải quyết các mâu thuẫn một cách thỏa đáng, không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông...
Trong năm, ngân sách bị dồn ép liên tục, ngân khố quốc gia bị thâm thủng nặng do giá dầu sụt giảm. Thu từ dầu thô trong năm bị giảm 60.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó hoạt động xuất nhập khẩu, sức khỏe cộng đồng doanh nghiệp còn chưa phục hồi cũng khiến nguồn thu từ nội địa gần như không tăng.
Khó khăn ngân sách xuất phát từ chi tiêu thường xuyên quá lớn, chiếm tới gần 70% ngân sách. Trong khi đó, chi đầu tư công lại không hiệu quả, nhiều địa phương đua nhau xin xây trụ sở hoành tráng. Chi trả nợ không ngừng tăng qua các năm. Các yếu tố này đã khiến cho nợ công lên tới 62,3% GDP, áp sát ngưỡng an toàn.
4. Lạm phát ở mức rất thấp
Tính đến hết tháng 11.2015, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,64%. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng so cùng kỳ năm trước tăng 2,08%. Đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Lạm phát ở mức thấp là yếu tố quan trọng để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tạo cơ sở để Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và Chính phủ điều chỉnh giá một số mặt hàng, dịch vụ cơ bản theo thị trường: dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện, nước…
5. “Đại phẫu” ngân hàng đạt kết quả
Năm 2015 là cột mốc quan trọng để nhìn lại 4 năm ngành ngân hàng thực hiện cuộc tái cơ cấu toàn diện trong lịch sử. Trước năm 2012, hệ thống tổ chức tín dụng chìm sâu trong khủng hoảng: nợ xấu lên tới hơn 18% (gấp 6 lần ngưỡng an toàn), tín dụng tăng trưởng quá nóng, lạm phát cao, lãi suất cho vay hơn 20%/năm...; một loạt đại gia bị khởi tố, bắt tạm giam; gần 10 ngân hàng có nguy cơ phá sản, đổ vỡ. Đặc biệt, khoảng 465.000 tỉ đồng nợ xấu như “quả bom nổ chậm” có thể gây sụp đổ hệ thống tài chính quốc gia và cả nền kinh tế.
Để gỡ kíp quả bom này, Ngân hàng Nhà nước phải triển khai đề án tái cơ cấu, xử lý nợ xấu quy mô lớn nhất trong lịch sử sau khi được Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ phê chuẩn. Kết quả, đến năm 2015 thanh khoản toàn hệ thống đã ổn định trở lại, nợ xấu được kéo giảm về dưới ngưỡng an toàn, chỉ còn chiếm 2,9% tổng dư nợ.
Trong quá trình tái cơ cấu, lần đầu tiên giải pháp mua lại ngân hàng với giá 0 đồng được đưa ra. Đó là trường hợp của OceanBank, GPBank và VNCB. Từ chỗ âm vốn điều lệ, mất thanh khoản, lãnh đạo bị bắt giam, nguy cơ phá sản, sau khi được Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng, chuyển thành ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, thay đổi bộ máy quản trị, các ngân hàng này đã phục hồi, quay trở lại giao dịch.
6. Đổi mới căn bản tuyển sinh ĐH và tốt nghiệp THPT
Năm 2015, xã hội tốn nhiều giấy mực vì những đổi thay của ngành giáo dục - đào tạo. Trong đó lớn nhất là việc gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ thành một với tên gọi “kỳ thi THPT quốc gia”. Kỳ thi diễn ra khá suôn sẻ nhưng hậu kỳ thi lại xảy ra hàng loạt rắc rối, từ khâu xem điểm thi cho đến khâu nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.
Dự kiến, kỳ thi năm 2016 lại tiếp tục có những thay đổi và ngay từ cuối năm 2015, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Giáo dục - Đào tạo phải cầu thị để tổ chức tốt kỳ thi này.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Mỹ từ 6 - 10.7.2015 theo lời mời của chính quyền Tổng thống Barack Obama. Đây là chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử vì lần đầu tiên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Mỹ. Chuyến thăm diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước là dịp để hai bên đánh giá, xác định tầm nhìn, định hướng phát triển quan hệ giữa hai nước. Hai bên đã ra Tuyên bố về tầm nhìn chung Việt Nam - Mỹ. Hai bên đã trao đổi và chia sẻ quan điểm, nhận thức về các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông, nhằm tăng cường hợp tác, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
“Sự tín nhiệm và ủng hộ của nhân dân là cơ sở quan trọng, quyết định nhất đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhân dân Việt Nam có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình và chúng tôi tin tưởng rằng đó là sự lựa chọn đúng đắn vì tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng  trả lời Báo Asahi Shimbun (Nhật Bản, ngày 12.9.2015)
“Việt Nam cho rằng, một khi Hoa Kỳ quan tâm và cam kết mạnh mẽ hơn với an ninh và thịnh vượng ở khu vực cùng với việc tăng cường sự hiện diện, quan hệ và hợp tác của Hoa Kỳ với khu vực dựa trên các nguyên tắc, chuẩn mực của luật pháp quốc tế, chắc chắn sẽ được nhiều nước hoan nghênh và hưởng ứng”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Đối thoại chính sách tại trụ sở Hội Châu Á (New York, Mỹ, 28.9.2015)
 “Việc bồi đắp, tôn tạo và xây dựng quy mô lớn các đảo, đá và các hoạt động đơn phương khác ở Biển Đông đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, và có thể dẫn đến nguy cơ quân sự hóa và xung đột trên biển... Việt Nam đề nghị ASEAN cùng Trung Quốc cam kết không theo đuổi, không có hành động quân sự hóa ở Biển Đông”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (Kuala Lumpur, Malaysia, 21.11.2015)
“Gia nhập WTO 8 năm rồi, chúng ta thấy sự tiến bộ của chúng ta, phát triển của ta có gần lại với các nước đã phát triển không, hay là khoảng cách lại xa hơn?... Rút kinh nghiệm WTO cho TPP tới đây thế nào, thực hiện các FTA thế nào, cần phải làm rõ. Điều tôi lo lắng nhất là chúng ta chưa sẵn sàng cho việc tham gia TPP… Chúng ta đề nghị nước này, nước kia công nhận ta là nền kinh tế thị trường, nhưng câu hỏi lớn nhất là chúng ta tự hỏi mình đã là nền kinh tế thị trường chưa?”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội (18.9.2015)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.