Sài Gòn sau ngày đổi đời: - Kỳ 2: Những ngày hăm hở

28/04/2015 09:00 GMT+7

(TNO) Những ngày đầu tiên sau 30.4.1975, chúng tôi như sống lơ lửng trên mây, bởi hạnh phúc quá lớn lao và bất ngờ. Hòa bình, khát vọng thiêng liêng suốt hơn 20 năm đã thành hiện thực mà cứ ngỡ đang mơ.

(TNO) Những ngày đầu tiên sau 30.4.1975, chúng tôi như sống lơ lửng trên mây, bởi hạnh phúc quá lớn lao và bất ngờ. Hòa bình, khát vọng thiêng liêng suốt hơn 20 năm đã thành hiện thực mà cứ ngỡ đang mơ.

Một cửa hàng bán ti vi ở Sài Gòn trước 1975 - Ảnh: T.L

Khi quá vui, chẳng ai thiết ăn uống. Mấy ngày đầu, công việc vẫn là phát tài liệu của chính quyền cách mạng và tiếp quản các cơ quan, dinh thự. Nhiều nhà to, đẹp, tiếp quản xong là giao lại cho chính quyền quân quản. Có nhà vừa tiếp quản, phải giao ngay vì đó là cơ quan của Mỹ trên đường Trần Quý Cáp (nay là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, đường Võ Văn Tần).

Lần đầu tiên, tôi được ngủ trong phòng máy lạnh. Trước đó mấy tháng, tôi mới thấy máy lạnh khi vào các cơ quan thông tấn nước ngoài để trao thông tin của sinh viên nhờ phổ biến.

Sau giây phút trùng phùng ngỡ ngàng, cuộc sống dần trở lại bình thường. Chợ vẫn họp dù không bằng trước đó. Những người di tản từ các tỉnh đổ về tất bật rời Sài Gòn, tìm lại người thân. Tới giờ tôi vẫn không thể hình dung được, bằng cách nào kết thúc chiến tranh mà Sài Gòn không đổ nát. Chuyển giao chế độ mà mọi hoạt động diễn ra tương đối êm đẹp, cuộc sống không có xáo trộn lớn.

Chúng tôi quên hết việc học, cứ tưởng sẽ về quê tận hưởng hòa bình thì được giao nhiệm vụ mới. Từng tổ công tác chừng 8 - 10  người, ở tập thể, bám vào các địa phương để ổn định cuộc sống của người dân. Giải thích, tuyên truyền những gì mình biết. Toàn những điều trong veo tốt đẹp. Sài Gòn, những ngày đầu đổi đời không có chỗ cho cái xấu, dù chỉ trong suy nghĩ.

Một tuần sau, tôi được giao về quận 3, dưới trướng anh Ba Châu (đã mất), phân công xuống phường Lê Văn Duyệt  (nay nằm trên đường Cách mạng tháng 8). Nhờ mấy anh em nòng cốt tại chỗ, tập họp thanh niên, thiếu nhi sinh hoạt. Thanh niên thì đi xóa bỏ các lá cờ vàng ba sọc đỏ, thay vào đó là cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Toàn làm thủ công, quét sơn vào khung đục chữ sẵn lên mấy tấm tôn mỏng là có khẩu hiệu, cỡ 10 x 40 cm, treo khắp cửa nhà dân.

Có mấy khẩu hiệu in sai, chữ “hơn” thành chữ “bằng” vẫn nghiễm nhiên tồn tại. “Hơn” hay “bằng” gì thì độc lập tự do cũng quý nhất.

Chế độ của chúng tôi như người lính, 17 kg gạo và ít tiền tiêu vặt. Còn lại là dựa vào dân. Công việc tiếp theo là truy quét văn hóa phẩm đồi trụy. Thiếu nhi cũng được tập họp, học những bài hát mới, làm vệ sinh đường phố. Trong các buổi sinh hoạt, bừng bừng những bài ca cách mạng, cháy bỏng nhiệt tình và lý tưởng.

Các hoạt động mừng chiến thắng, tập trung cho mít tinh lớn tại Dinh Dộc Lập ngày 15.5 được tập dợt ngày đêm. Được đi dự mít tinh hôm đó là vinh dự, phải sàng lọc và xét chọn kỹ càng. Khí thế cách mạng bừng bừng đã kéo các bạn trẻ ra khỏi nhà thờ và chùa chiền để tham gia những hoạt động của chế độ mới.

Những tin đồn thất thiệt

Ba tháng sau, tôi được điều động trở lại Thành đoàn, tham gia đợt truy quét các phần tử chống phá. Tình hình hơi căng, sau vài tháng im ắng chờ đợi, một số phần tử cực đoan tổ chức phản kháng. Gác lại ước mơ về quê, tôi cùng các bạn vẫn hăm hở lao vào công việc.

Sau hòa bình, thấy tôi không về vì bận việc, mẹ tôi mới biết tôi theo Việt Cộng. Hai đưa em trai kế tôi, còn kể cho bà nghe việc được anh trai dẫn vào Sài Gòn dự các hoạt động của các anh chị, bị cảnh sát chìm Sài Gòn rượt đuổi hồi Noel 1974.

Sài Gòn lúc đó rộ nhiều tin đồn thất thiệt. Sĩ quan và viên chức chế độ phải trình diện và tập trung cải tạo. Chủ trương dãn dân nghèo và đưa gia đình viên chức cũ đi các khu kinh tế mới với những hứa hẹn tốt đẹp nhưng thực hiện lại không như mong muốn.

Tôi được phân nhà riêng nhưng nằng nặc không chịu. Phải năn nỉ ỉ ôi: “Giao em làm gì cũng được, chỉ có nguyện vọng là tối về ở chung tập thể cho vui”. Có lẽ do tôi nhỏ tuối nhất trong nhóm nên cuối cùng cũng được chấp thuận. Mấy anh chị khác, không dẻo miệng, lại thân cô, đành ngậm ngùi lên Thủ Đức ở mấy biệt thự bỏ hoang, đêm đêm ếch nhái hù dọa. Có ai ngờ, mấy chục năm sau, những người bị“đày” lên Thủ Đức giờ hơn trúng số, có cả ngàn cây vàng. Còn cánh thích ở nhà tập thể được toại nguyện, thì bây giờ vẫn chung thủy với nhà chung cư.

Nạn khan hiếm chất đốt, thuốc men và các nhu yếu phẩm bắt đầu lộ diện. Đang căng thẳng thì nhận thư mẹ “Con còn sống thì về cho mẹ nhìn mặt. Hòa bình rồi, ai cũng về mà con cứ biệt tăm. Nghe nói Sài Gòn lộn xộn lắm, mấy người theo cách mạng bị ám sát rất nhiều…”. Đọc thư mà nước mắt ràn rụa, muốn chạy về sà vào lòng mẹ ngay mà không thể, dù Sài Gòn - Phan Thiết không quá xa. Tôi viết thư xin lỗi mẹ, báo mẹ biết là vẫn bình an, khỏe mạnh và dặn mẹ đừng nghe tin đồn nhảm. Tôi hẹn về thăm mẹ sớm nhất khi sắp xếp được.

Trong sáng như người cõi trên

Dẫu khó khăn và thiếu thốn đủ bề, thanh niên thành phố vẫn hăm hở nhiệt tình cách mạng; Không chút hoài nghi về các chủ trương chính sách… Sài Gòn thời đó, nhà vô chủ lềnh khềnh, muốn mấy biệt thự cũng có. Nhưng anh em trong sáng như người cõi trên, chỉ hùng hục miệt mài công tác.

Tôi được phân nhà riêng nhưng nằng nặc không chịu. Phải năn nỉ ỉ ôi: “Giao em làm gì cũng được, chỉ có nguyện vọng là tối về ở chung tập thể cho vui”. Có lẽ do tôi nhỏ tuối nhất trong nhóm nên cuối cùng cũng được chấp thuận. Mấy anh chị khác, không dẻo miệng, lại thân cô, đành ngậm ngùi lên Thủ Đức ở mấy biệt thự bỏ hoang, đêm đêm ếch nhái hù dọa. Có ai ngờ, mấy chục năm sau, những người bị“đày” lên Thủ Đức giờ hơn trúng số, có cả ngàn cây vàng. Còn cánh thích ở nhà tập thể được toại nguyện, thì bây giờ vẫn chung thủy với nhà chung cư.

Nghĩ lại cũng thấy vui vui. Hồi đó, ai cũng trong veo lý tưởng, chẳng so đo thiệt hơn. Nếu biết tính toán như bây giờ thì không chừng xảy ra nội chiến lớn.

Vùi đầu vào công việc, đâu ai biết (có thể lãnh đạo biết nhưng không được nói lại) chỉ 10 ngày sau khi hòa bình, người anh em láng giềng cùng chí hướng là Pon Pot đã xua quân chiếm đảo Thổ Chu (Phú Quốc), giết sạch gần 600 dân trên đảo.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phục vụ đợt đổi tiền, đầu tháng 10, Thành đoàn chuyển một số anh em về quận đoàn Tân Bình. Ngay hôm sau, tôi và anh Sáu Kiên (bên bộ phận vũ trang Thành đoàn) được bí thư quận đoàn Lê Thanh Hải (nay là bí thư Thành ủy TP.HCM) điều động về Vĩnh Lộc, chỉ định tham gia thường trực xã đoàn.

Từ ở và làm việc chung tập thể toàn sinh viên , tôi bước vào môi trường mới, sống và làm việc chung với thanh niên nông thôn. Vốn xuất thân là nông dân nên việc hòa nhập không khó. Có điều công việc quá mới mẻ. Năm đó tôi vừa tròn 20.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.