Rừng Trần Hưng Đạo - nơi khai sinh Quân đội Nhân dân Việt Nam

20/12/2014 15:08 GMT+7

(TNO) Cách đây 70 năm (22.12), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng. Những ngày trung tuần tháng 12 này, nhiều đoàn khách hướng về nguồn, đã tới địa chỉ này để ôn lại lịch sử.

(TNO) Cách đây 70 năm (22.12), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng. Những ngày trung tuần tháng 12 này, nhiều đoàn khách hướng về nguồn, đã tới địa chỉ này để ôn lại lịch sử.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân núi Slam Cao thuộc hai xã Tam Kim, Hoa Thám. Tháng 12.1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Ngày 22.12.1944, tại rừng Trần Hưng Đạo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
Năm 1994, kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà bia tưởng niệm 34 chiến sĩ tiên phong của Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng.
Bia đá màu nâu sẫm đặt trang trọng ở vị trí trung tâm, khắc toàn văn bản Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 10 lời thề danh dự của Đội do Người trực tiếp biên soạn.
Bia đá cũng ghi danh sách 34 chiến sĩ. 25 chiến sĩ trong đó là con em các dân tộc Cao Bằng. 34 chiến sĩ năm xưa nay chỉ còn lại 1 người duy nhất đã bước vào tuổi cửu tuần, đó là ông Tô Văn Cắm, bí danh là Tô Tiến Lực, quê xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, hiện sinh sống tại tỉnh Lâm Đồng.
Năm 1994, rừng Trần Hưng Đạo đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm lại căn cứ địa cách mạng Cao Bằng và đồng bào các dân tộc huyện Nguyên Bình.
rung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-nam
rung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-namBước chân những người lính về thăm nơi khai sinh Quân đội Nhân dân Việt Nam - Ảnh: Thúy Hằng
 
 
 
 
Năm 2004, kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, bức phù điêu bằng đá xanh nguyên khối được xây dựng trước lối vào rừng Trần Hưng Đạo. Bức phù điêu ghi lại thời khắc lịch sử Lễ tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng trước hàng quân.
Trong rừng Trần Hưng Đạo cũng tái hiện dãy lán nghỉ và bếp ăn của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 70 năm trước, cách trung tâm nhà bia khoảng 30 mét.
rung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-namNhà bia tưởng niệm 34 chiến sĩ - Ảnh: Thúy Hằngrung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-namNơi đây 70 năm trước Đại tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - Ảnh: Thúy Hằngrung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-namToàn văn chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân trên bia đá - Ảnh: Thúy Hằngrung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-namDanh sách 34 chiến sĩ tiên phong của Quân đội Nhân dân Việt Nam - Ảnh: Thúy Hằngrung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-namThiếu tá Thái Đức Hạnh, Trưởng ban Thanh niên quân đội thăm di tích nhà bia tưởng niệm 34 chiến sĩ - Ảnh: Thúy Hằng
Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo trở thành một di tích đặc biệt quan trọng trong hệ thống các di tích lịch sử quân sự cách mạng Việt Nam.
rung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-namLán ăn nghỉ của 34 chiến sĩ được tái hiện lại trong rừng Trần Hưng Đạo - Ảnh: Thúy Hằngrung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-namBức phù điêu được xây dựng năm 2004 - Ảnh: Thúy HằngĐường lên đỉnh Slam Cao, đỉnh núi cao nhất của dãy núi Dền Sinh. Từ Nhà bia trung tâm leo 505 bậc đá mới lên đến đỉnh, nơi đây có một khuôn viên dành cho khách du lịch nghỉ ngơi - Ảnh: Thúy Hằng
rung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-namNhiều cây cổ thụ tại rừng Trần Hưng Đạo - Ảnh: Thúy Hằngrung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-namCây kim giao, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp trồng lưu niệm tại rừng Trần Hưng Đạo - Ảnh: Thúy Hằng
Nơi đây vẫn giữ được cảnh quan của rừng nguyên sinh với vẻ hoang sơ, khí hậu mát mẻ quanh năm, mỗi năm thu hút hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến thăm quan.
Đầu tháng 12 vừa qua, cây sấu cổ thụ trong rừng Trần Hưng Đạo với tuổi thọ trên 300 năm tuổi, “nhân chứng” của nhiều thăng trầm ở vùng đất cách mạng Tam Kim được công nhận là cây di sản.
rung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-namHuyện Nguyên Bình, Cao Bằng trong những ngày tháng 12 lịch sử luôn rực rỡ cờ hoa - Ảnh: Thúy Hằngrung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-nam
rung-tran-hung-dao-noi-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-namHuyện Nguyên Bình nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố khoảng 50 km. Tại đây có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống như Tày, Nùng, Mông, Dao. Thời kỳ tiền khởi nghĩa, Nguyên Bình từng là 1 trong 3 châu Việt Minh hoàn toàn của tỉnh, là địa bàn gây dựng phong trào cách mạng từ năm 1941 - 1945 - Ảnh: Thúy Hằng

Kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, công trình Nhà trưng bày Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo cũng vừa được khánh thành. Nhà trưng bày xây dựng theo kiểu nhà sàn hai tầng, bên trong trưng bày các hiện vật quý như lá cờ đỏ sao vàng được nhân dân xã Tam Kim giương cao trong cuộc mít tinh ở Lũng Chí, Hoa Thám năm 1942; đèn dầu; cối xay đá; bộ quần áo vải chàm tự dệt của đồng bào Tam Kim dùng để đùm bọc anh Văn - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam…

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.