Rung chấn tại Quảng Nam là do động đất

01/12/2011 01:59 GMT+7

Chiều 30.11, đoàn khảo sát địa chất của Bộ KH-CN do TS Trần Tuấn Anh - Viện trưởng Viện Địa chất - làm trưởng đoàn và các TS Phan Trọng Trịnh, TS Phạm Văn Hùng (Viện Địa chất) và TS Lê Hồng Sơn - Viện Vật lý địa cầu, đã làm việc với huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) và đi kiểm tra thực tế tại khu vực bờ đập thủy điện Sông Tranh 2 - nơi xuất hiện nhiều điểm sạt lở bất thường.

Chiều 30.11, đoàn khảo sát địa chất của Bộ KH-CN do TS Trần Tuấn Anh - Viện trưởng Viện Địa chất - làm trưởng đoàn và các TS Phan Trọng Trịnh, TS Phạm Văn Hùng (Viện Địa chất) và TS Lê Hồng Sơn - Viện Vật lý địa cầu, đã làm việc với huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) và đi kiểm tra thực tế tại khu vực bờ đập thủy điện Sông Tranh 2 - nơi xuất hiện nhiều điểm sạt lở bất thường.

Tại buổi làm việc với đoàn khảo sát, ông Đặng Phong - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - cho biết hiện tượng rung chấn xảy ra kèm theo tiếng nổ khiến nhà dân từ Bắc Trà My (khu vực hồ thủy điện Sông Tranh 2) đến huyện Nam Trà My cách hồ thủy điện Sông Tranh 2 hơn 50 km vẫn cảm giác rõ sự rung lắc. Hiện tượng này xảy ra liên tục với cường độ mỗi ngày một mạnh khiến người dân và chính quyền lo lắng. Nhiều tháng qua, người dân đề nghị giải thích nguyên nhân nhưng việc này ngoài khả năng của huyện nên huyện không thể trả lời được mà gửi văn bản lên UBND tỉnh Quảng Nam và các ngành chức năng đề nghị xác định nguyên nhân một cách khoa học. UBND huyện Bắc Trà My mong muốn đoàn khảo sát của Bộ KH-CN tiến hành khảo sát để giải thích rõ ràng, khoa học.

Tại buổi làm việc, đoàn khảo sát xác định nguyên nhân của các vụ rung chấn ở Bắc Trà My trong thời gian qua là do động đất. Những vụ rung chấn ở Bắc Trà My xảy ra trùng khớp với kết quả đo của Trạm đo động đất tại Huế.

Chiều tối 30.11, đoàn đã đến khu vực bờ đập hồ thủy điện Sông Tranh 2 và tiến hành xác định vị trí trên bản đồ. Ông Trần Tuấn Anh cho biết để đưa ra kết luận, phải tiến hành khảo sát xác định vùng tâm chấn ở đâu, mức độ thế nào. Sau khi khảo sát trong, nếu cần thiết thì đoàn đề nghị Bộ KH-CN đưa máy đo địa chấn vào đo động đất tại Bắc Trà My. Trước mắt, đoàn tiến hành khảo sát các đới đứt gãy từ Bắc Trà My cho đến Nam Trà My, tìm hiểu nơi nào xảy ra rung chấn mạnh nhất để đặt máy đo địa chấn một cách chính xác.

TS Phạm Văn Hùng cho biết trong 2 năm 2009 và 2010, Viện KHCN Việt Nam đã có công trình nghiên cứu về hiện tượng nứt đất và lở đất trên địa bàn huyện Bắc Trà My và Nam Trà My. Đề tài nghiên cứu này đã nhận định và đánh giá những điểm sụt lở đất khu vực hồ thủy điện Sông Tranh 2 là vùng sạt lở đất cấp nguy hiểm.

Quỳnh Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.