Quy hoạch TP.Thủ Đức để '5 năm mới ngập một lần'

20/01/2021 10:20 GMT+7

Để đạt mục tiêu TP.Thủ Đức 5 năm mới ngập 1 lần, nơi đây được quy hoạch dành khoảng 630 ha làm hồ điều tiết chống ngập và tăng diện tích thẩm thấu khoảng 20% toàn khu.

Trong đề án Hình thành và phát triển đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông giai đoạn 2020 – 2035 mới được phê duyệt, UBND TP.HCM xác định TP.Thủ Đức sẽ là đô thị loại 1, với quy mô dân số đạt 1,5 triệu người vào năm 2030 và đạt 3 triệu người vào năm 2060.

Chủ tịch 41 tuổi của UBND thành phố Thủ Đức là ai?

Bên cạnh đó, giao thông công cộng đáp ứng 50 - 60% nhu cầu đi lại, cùng với mạng lưới đường trục chính đô thị được hoàn thiện với khoảng cách giữa các tuyến đường từ 4 - 6 km.
TP.HCM cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2040, hạ tầng kỹ thuật của TP.Thủ Đức đảm bảo chống ngập tới tần suất 80% (5 năm mới ngập 1 lần). Mục tiêu này đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực bởi diễn biến thất thường, cực đoan của thời tiết cũng như hạ tầng yếu kém của 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức. Theo thống kê, có khoảng 10 tuyến đường thường xuyên xảy ra ngập nước trên địa bàn 3 quận hiện hữu. 

Hồ điều hòa trong khu đô thị Sala, Q.2, TP.HCM.

Ảnh: Sỹ Đông

TP.HCM xác định chỉ tiêu 10% diện tích TP.Thủ Đức là công viên (tương đương 2.100 ha là các công viên, không gian mở). Trong đó, 30% diện tích công viên sẽ trở thành hồ điều hòa để giảm rủi ro ngập (tương đương 630 ha đất làm hồ điều hòa); 20% tổng diện tích quy hoạch là mặt phủ tự nhiên cho phép thấm thấu nước mưa xuống lòng đất.
Đồng thời, TP.HCM cũng bố trí khoảng 1.000 - 1.200 ha đất công nghiệp để đảm bảo không gian sản xuất công nghệ cao và nghiên cứu phát triển.

Người dân thành phố Thủ Đức được đổi giấy tờ miễn phí

Ngoài ra, TP.HCM xác định 8 trọng điểm đầu tư gồm: khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc, Khu Công nghệ cao, Đại học Quốc gia TP.HCM, khu Linh Trung kết nối Đại học Quốc gia và Khu Công nghệ cao, trung tâm công nghệ sinh thái Tam Đa và Long Phước, khu đô thị tương lai Trường Thọ, trung tâm kết nối giao thông vùng Đông Nam bộ cảng Cát Lái…

Cần hơn 41.000 tỉ đồng

Để có thể hoàn thành các mục tiêu nên trên, TP.HCM chia đề án thành 3 giai đoạn phát triển với tổng nhu cầu vốn hơn 41.660 tỉ đồng cùng với hàng loạt giải pháp.
Về giải pháp về quản lý, TP.HCM xác định bộ máy chịu trách nhiệm và nhân sự chủ chốt lập và phát triển dự án tổng thể và các dự án thành phần có thể theo sát dự án mà không bị gián đoạn bởi nhiệm kỳ.

TP.HCM dự kiến cần khoảng 30.000 tỉ đồng để hoàn thiện hạ tầng giao thông TP.Thủ Đức trong 5 năm tới.

Ảnh: Ngọc Dương

Đồng thời, nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc và ban hành chính sách về thu hồi, tạo quỹ đất; chính sách đầu tư phát triển; chính sách đấu thầu dự án hoặc đấu giá đất và huy động tài chính cho dự án hạ tầng chung thông qua trái phiếu phát triển đô thị; chính sách ưu đãi đối với nhóm các cá nhân, tổ chức cần thu hút hoạt động kinh doanh; xây dựng quỹ đất thuộc sự quản lý của nhà nước…

Thành phố Thủ Đức: Diện tích, dân số và những điều cần biết

Về giải pháp đầu tư cho TP.Thủ Đức, TP.HCM dự kiến sẽ xây dựng chính sách tổng thể về tài chính đô thị dựa trên những mục tiêu quy hoạch và phát triển hạ tầng, xây dựng chiến lược đầu tư và kỳ vọng phát triển kinh tế, tài chính trong giai đoạn 2021 – 2040, cân bằng tài chính trong mỗi giai đoạn 5 năm. Về đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu trung tâm đổi mới sáng tạo, mỗi trọng điểm sáng tạo cần có một chính sách khác nhau để giải quyết từng mục tiêu khác nhau.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.