Hoa bàng vuông chào Xuân Trường Sa

Mai Thanh Hải
Mai Thanh Hải
07/02/2018 11:11 GMT+7

Ở các đảo Trường Sa, đến đâu cũng gặp cây bàng vuông - biểu tượng của quần đảo.

Bàng vuông mọc ở Trường Sa từ rất nhiều năm trước, chủ yếu trên các đảo nổi như Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Nam Yết, Phan Vinh, An Bang... Cây không chỉ che bóng mát cho đảo san hô mà còn tạo cảnh sắc tươi đẹp từ hoa trắng tím, quả vuông vức.
Mấy năm gần đây, bộ đội Trường Sa đã thực hiện việc ươm cây, chiết ghép bàng vuông từ đảo nổi mang sang trồng ở đảo chìm, ngay cạnh các cột mốc chủ quyền của đảo.
Bông hoa bàng vuông đang nở trên đảo Sinh Tồn Đông Mai Thanh Hải
Cây bàng vuông nở hoa vào khoảng đầu tháng giêng, tháng 2 âm lịch. Hoa  có màu trắng tím, mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10 - 20 cm
Bàng vuông đơm quả tầm cuối năm. Quả có đường kính khoảng 9 - 11 cm, hình đèn lồng 4 hoặc 5 cạnh vuông, bên trong là lớp xơ xốp dày bao bọc một hạt có đường kính 4 - 5 cm.
Những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, hoa bàng vuông trên các đảo Trường Sa đồng loạt nở rộ chào đón mùa Xuân.
Một số hình ảnh do PV Thanh Niên ghi cuối tháng 1.2018 trong chuyến công tác Trường Sa.
Cây bàng vuông trên đảo Cô Lin Ảnh: Mai Thanh Hải
Bàng vuông táp lá vì nắng gió trên đảo Đá Lớn A Ảnh: Mai Thanh Hải
Bàng vuông được trồng cẩn thận trong vườn rau bên nhà đa năng, đảo Đá Lớn B Ảnh: Mai Thanh Hải
Cây bàng vuông bên mốc chủ quyền đảo Đá Lớn C Ảnh: Mai Thanh Hải
Bàng vuông che mát cho chiến sĩ trực gác Ảnh: Mai Thanh Hải
Cây bàng vuông được giữ gìn trong thùng gỗ, chuyển từ đảo nổi sang đảo chìm để nhân giống trồng lâu dài Ảnh: Mai Thanh Hải
Bàng vuông, phong ba được ươm trồng hàng loạt trên đảo Sinh Tồn Ảnh: Mai Thanh Hải
Hoa bàng vuông chớm nở Ảnh: Mai Thanh Hải
Hoa bắt đầu nở từ buổi tối đến đêm khuya Ảnh: Mai Thanh Hải
Quá trình nở hoa sẽ tỏa hương thơm ngọt rất dễ chịu Ảnh: Mai Thanh Hải
Hoa nở rộ bất chấp mưa gió Ảnh: Mai Thanh Hải
Bông hoa bàng vuông nở hình trái tim Ảnh: Mai Thanh Hải
Chiến sĩ đảo Sinh Tồn Đông gác dưới tán cây bàng vuông Ảnh: Mai Thanh Hải
Chiến sĩ Nguyễn Trần Tuấn Khanh, 21 tuổi nhà ở P9, Q3, TP.HCM gác bên mốc chủ quyền dưới cây bàng vuông lớn nhất quần đảo Trường Sa Ảnh: Mai Thanh Hải

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.