Quốc hội yêu cầu giảm bội chi xuống dưới 3,5% GDP

08/11/2016 18:22 GMT+7

Với 82,39% đại biểu tán thành, Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Một trong những nội dung đáng chú ý là đến 2020, giảm bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 3,5% GDP.

Theo Nghị quyết, mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế tập trung vào 5 nhóm nội dung lớn, gồm:
Giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP. Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016-2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức chất lượng tiếp cận 04 nước ASEAN phát triển nhất (ASEAN-4). Tỉ trọng đầu tư nhà nước khoảng 31 - 34% tổng đầu tư xã hội.
Hằng năm có 30-35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm trên 5,5%, tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020. Đến năm 2020 tỷ trọng lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ đạt khoảng 25%, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%.
Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 30-35%. Thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với ASEAN-4.

tin liên quan

Nguy cơ phá vỡ chỉ tiêu bội chi ngân sách
Cảnh báo trên được đưa ra bởi tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế (VEPR) và chính sách, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tại buổi Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô thường kỳ quý 3/2016, ngày 11.10.
Đến năm 2020, giảm tỷ lệ nợ xấu thực tế trong nền kinh tế xuống mức dưới 3%. Giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh sovới mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4. Nâng cao quy mô và hiệu quả của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đến năm 2020, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, thị trường trái phiếu đạt 30% GDP.
Thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư.Đến năm 2020, có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp;15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Các nhiệm vụ trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế
Tập trung hoàn thành cơ cấu lại ba trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng.
Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, khu vực công.
Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Hình thành đồng bộ và phát triển các loại thị trường, gồm thị trường tài chính, thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.