Thi hành án dân sự Vinalines phải tránh sai lầm vụ Vinashin

17/10/2013 15:45 GMT+7

(TNO) Đây là cảnh báo của Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp trong việc thi hành án dân sự một số vụ án lớn chỉ đạt tỷ lệ rất thấp tại cuộc họp báo của Bộ Tư pháp sáng nay 17.10.

>> Trái phiếu nợ 600 triệu USD của Vinashin được niêm yết tại Singapore
>> Vinashin phát hành trái phiếu khoản nợ 600 triệu USD
>> Tiếp tục tái cơ cấu Vinashin: Lùi để tiến ?
>> Hoàn vốn cho Vinashin
>> Khó thi hành án 1.200 tỉ đồng vụ Vinashin

Ông Nguyễn Thanh Thủy- Phó tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án: việc thi hành án dân sự tại Vinashin đang rất khó khăn - d
Ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án: "Việc thi hành án
dân sự tại Vinashin đang rất khó khăn" - Ảnh: Hoàng Trang

Trả lời báo chí về việc Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an vừa kết luận ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) dùng tiền tham ô để mua cho bồ nhí 2 căn hộ chung cư cao cấp thì biện pháp xử lý tiếp theo sẽ như thế nào để sau này đảm bảo công tác thi hành án, ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho biết: “Nếu như đấy là tài sản liên quan đến nghĩa vụ phải thi hành án của bị cáo, do nguồn gốc phạm tội mà có, liên quan đế nghĩa vụ thi hành của vụ án thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp cần thiết như kê biên, cấm chuyển dịch để đảm bảo thi hành án”.

Theo ông Thủy, việc kê biên, phong tỏa tài sản bị can, bị cáo là thẩm quyền của các cơ quan tố tụng. Với trách nhiệm của mình, Tổng cục Thi hành án cũng đã nhiều lần có kiến nghị để đảm bảo thi hành án sau này thì cơ quan tố tụng, cơ quan điều tra, cơ quan tòa án hình sự và dân sự phải áp dụng đầy đủ các biện pháp đảm bảo tài sản để thi hành án sau này. Nếu không khi xử xong không có tài sản để thi hành án hoặc thời điểm đó có tài sản nhưng sau đó bị tẩu tán.

Vị lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự cũng cho biết việc thi hành án tại vụ án tiêu cực ở Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) đang gặp rất nhiều khó khăn.

Trong vụ án này, tòa án đã tuyên thi hành án dân sự khoảng 1.200 tỉ đồng nhưng cho đến nay chỉ mới thi hành được hơn 30 tỉ đồng.

Nguyên nhân, bên được bồi thường là một số cơ quan doanh nghiệp Nhà nước không “mặn mà” với việc thi hành án. Trong tổng số 6 đơn vị được bồi thường thì có 4 đơn vị chưa đề nghị yêu cầu thi hành án.

Mặt khác, tài sản của một số người nguyên là lãnh đạo Vinashin hiện không còn gì.

“Thông qua việc này chúng tôi cũng chia sẻ các biện pháp bảo đảm cho thi hành án dân sự và cũng muốn khuyến nghị với các cơ quan tố tụng thực hiện các biện pháp tốt hơn trong điều tra, xét xử như kê biên, niêm phong tài sản liên quan để đảm bảo điều kiện thi hành án về sau”, ông Thủy cho hay.

Đề nghị Bộ Công an kiểm tra việc bắt dân kê khai nhiều thông tin cá nhân

Trả lời báo chí sáng nay, Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp cho biết đã có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị xem xét lại vấn đề thu thập dữ liệu dân cư của Công an Hà Nội. 

Trước đó, dư luận, báo chí phản ảnh, Công an TP.Hà Nội đang thực hiện triển khai mở rộng việc thu thập thông tin dữ liệu dân cư, trong bản kê khai được gửi đến để người dân kê khai có tới 32 thông tin bao gồm cả email, số điện thoại… Trong khi đó, yêu cầu về dữ liệu dân cư theo quy định trước đây là 23 thông tin, nếu theo dữ liệu về mã số công dân sắp thực hiện tới đây thì chỉ có 18 thông tin.

Thái Sơn

>> Dương Chí Dũng từng chạy trốn tới Mỹ
>> Đề nghị truy tố 7 bị can tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn
>> Có thể thu hồi được nhà Dương Chí Dũng mua cho bồ nhí
>> Khởi tố thêm tội danh đối với em trai ông Dương Chí Dũng
>> Khởi tố thêm một bị can đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.