PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan: “Vụ Pate Minh Chay là cực kỳ nguy hiểm”

Duy Tính
Duy Tính
01/09/2020 16:44 GMT+7

Đó là nhận định của PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, tại buổi cung cấp thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm, về vụ Pate Minh Chay, chiều nay, 1.9.2020.

Chiều 1.9, tại cuộc họp báo cung cấp thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm, cụ thể là vụ 9 bệnh nhân nhập viện sau khi ăn Pate Minh Chay của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới (tổ 2, TT.Đông Anh, H.Đông Anh, Hà Nội), PV Thanh Niên đã đặt câu hỏi với PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, rằng: "Bà đánh giá như thế nào về vụ việc 9 người nhập viện tại TP.HCM nguy kịch sau khi ăn Pate Minh Chay?".

Người ăn pate Minh Chay kể lại: "Cứ ăn xong là đau bụng"

Pate Minh Chay

ẢNH: DUY TÍNH

Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, nói: Theo quan điểm cá nhân, vụ việc này cực kỳ nguy hiểm. Hiện nay chưa biết bao nhiêu người dân sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay, và độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum typ B được Bộ Y tế tìm thấy trong sản phẩm này là quá mạnh. Về việc chết người do ngộ độc thì Ban thì chưa nắm được nhưng liệt người, liệt cơ và cũng có nguy cơ tử vong. Chúng ta không để lặp lại trong tương lai và phải phản ứng quyết liệt hơn. Vụ việc trên không như các vụ rối loạn tiêu hóa, ói mửa thông thường, nhưng đây là phần nối của tảng băng.
“Vấn đề lo ngại là ngộ độc về lâu dài, một vài chục năm nó ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng mà không đo đếm được”, PGS-TS Phong Lan nói.

Bi kịch liệt nửa người, phải lọc máu vì ăn pate Minh Chay

Theo PGS-TS Phong Lan "đến giờ mới thu hồi 103 hộp sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới, 1.400 hộp còn lại đi đâu. Nếu ăn hết rồi thì nguy hiểm quá. Quan ngại hiện nay vì đây là dòng là thực phẩm chay cao cấp, phục vụ cho người có vấn đề sức khỏe, nên tình hình rất nguy cấp".
PGS-TS Phong Lan, hiện rách nhiệm thu hồi không phải của ai, của ngành nào mà tất cả mọi người phải góp sức vào.
TS-BS Nguyễn Văn Hảo, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết thêm trước đây các vụ ngộ độc thực phẩm gây tử vong là ngộ độc rượu Methanol, ngộ độc nấm, sò huyết nấu chưa chín… nhưng không thành những trận dịch lớn.
Đối với ngộ độc độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum có trong Pate Minh Chay thì nguy hiểm gây chết người, nguy cơ tử vong là 20%.

Hai chị em ngộ độc pate Minh Chay tại TP.HCM vẫn thở máy

 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.