Ông lão mù 20 năm bán bánh giữa Sài Gòn, nuôi vợ bệnh

(TNO) Dù đôi mắt mù lòa nhưng suốt 20 năm qua, ông Trương Minh Quang (67 tuổi, ngụ Q.11, TP.HCM) vẫn hàng ngày ngồi trên vỉa hè chắt chiu bán từng cái bánh để nuôi vợ ốm đau.

(TNO) Dù đôi mắt mù lòa nhưng suốt 20 năm qua, ông Trương Minh Quang (67 tuổi, ngụ Q.11, TP.HCM) vẫn hàng ngày ngồi trên vỉa hè chắt chiu bán từng cái bánh để nuôi vợ ốm đau.

Dù hai mắt không nhìn thấy gì nhưng hơn 20 năm qua ông Quang vẫn ngồi trên vỉa hè bán bánh nuôi vợ.Dù hai mắt không nhìn thấy gì nhưng hơn 20 năm qua ông Quang vẫn ngồi trên vỉa hè bán bánh nuôi vợ.
Mưu sinh
Chiều hôm chúng tôi đến, những tia sáng như đang cố chen chúc nhau qua khe cửa hẹp trong căn nhà ẩm thấp rộng gần 20 mét vuông của gia đình ông, nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Minh Phụng, Q.11.
Dẫu vậy, những tia sáng hiếm hoi này cũng chẳng giúp gì cho ông Quang, chủ nhà đã mù lòa bao năm nay. Với ông, ánh sáng là một thứ xa xỉ, quý giá.
Sức khỏe vợ ông Quang – bà Nguyễn Thị Cưu suy giảm trầm trọng khi người con trai đầu ra đi mãi mãi. Sức khỏe vợ ông Quang – bà Nguyễn Thị Cưu suy giảm trầm trọng khi người con trai đầu ra đi mãi mãi.
Ông Quang kể, ông quê ở Tiền Giang. Năm 9 tuổi, ông bị đậu mùa rồi biến chứng thành ra mù lòa đến giờ. Cuộc sống không ánh sáng khiến ông nhiều lần nản chí và nghĩ mình vô dụng; nhưng ai cũng phải sống để đối mặt với những thực tế phũ phàng.
Lớn lên, duyên trời cho ông gặp và thành vợ chồng với bà Nguyễn Thị Cưu. Sau nhiều năm chật vật, một mù lòa, một sáng mắt lầm lũi dắt tay nhau lên Sài Gòn.
Mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào mâm bánh thửng của ông Quang.Mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào mâm bánh thửng của ông Quang.
Chắt chiu lắm mới mua được căn nhà nhỏ, chưa kịp sắm sửa vật dụng trong nhà thì năm 2004, ông Quang đổ bệnh, phải nằm viện liên tục. Nợ nần chồng chất khiến ông phải bán lại ngôi nhà, rồi không nỡ rời xa nên xin thuê lại với giá 1 triệu đồng/tháng.
Rồi lại chuyện kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh khi người con trai đầu của ông qua đời vì bệnh hiểm nghèo. Bà Cưu từ khi mất con sức khỏe và tinh thần suy giảm trầm trọng, khả năng lao động cũng không còn. Người con trai kế công việc học hành không ổn định nên mọi chi tiêu của gia đình đều trông vào mâm bánh bông lan mà ông Quang lặn lội đi bán hàng ngày.
Có những người biết hoàn cảnh tới mua bánh rồi không lấy lại tiền thừa để giúp ông trang trải thuốc men cho vợ. Có những người biết hoàn cảnh tới mua bánh rồi không lấy lại tiền thừa để giúp ông trang trải thuốc men cho vợ.
Ngậm ngùi...
Những bước chân đầu tiên của ông Quang trên đất Sài Gòn chẳng dễ dàng gì. Bán vé số thì thường xuyên bị giật, tiền lãi để dành được năm bảy bữa lại phải bù vào tiền vốn. Cầm cự một thời gian không nổi, năm 1994, ông phải theo phụ vợ đi bán dạo bánh bông lan.
Mỗi ngày ông Quang đều nhào bột giúp vợ trước khi đi bán. Mỗi ngày ông Quang đều nhào bột giúp vợ trước khi đi bán.
Trong căn nhà ọp ẹp chiều hôm ấy, vừa đều tay nhào bánh, ông Quang vừa nhắc lại câu chuyện cách đây không lâu khi bị một cô gái trẻ định lừa gạt tờ 20.000 đồng là tờ 100.000 đồng.
Ông Quang kể, ông cầm tờ tiền và cảm nhận được đó là tờ 20.000 đồng nhưng cô gái cứ một mực quả quyết rằng đó là tờ 100.000 đồng nên ông hỏi những người xung quanh. Cô gái thấy vậy giật lại tờ tiền rồi rồ ga chạy đi.
Căn nhà nhỏ luôn ngập tiếng cười.Căn nhà nhỏ luôn ngập tiếng cười.
Cũng có lần ông gặp những người khách tới mua gần chục cái bánh nhưng đưa bánh xong ông không thấy họ nói năng gì. Tưởng khách đang lấy tiền nên ông hỏi “Có phải trả lại tiền thừa không chú?” nhưng vẫn không nghe tiếp đáp.
Lúc ấy, ông ngậm ngùi tự nhủ rằng cuộc sống có người này người kia.
Ông Quang tự cột dù để che nắng che mưa.Ông Quang tự cột dù để che nắng che mưa.
Lạc quan...
Khó khăn là thế nhưng niềm lạc quan vẫn ánh lên từ nụ cười của ông lão mù. Ông bảo: “Một ngày tôi mang khoảng 80 cái bánh đi bán. Ngày nào bán hết bánh đi về tôi thấy thoải mái, vui vẻ, phấn khởi lắm, còn không thì cứ buồn bã và khó chịu trong người”.
Do bệnh phải chích thuốc mỗi ngày nên tay ông thường xuyên tê, chuyện phân biệt mệnh giá tiền cũng khó khăn hơn. Từ việc bán cả ngày, bây giờ ông chỉ bán buổi chiều. Sáng ở nhà ông tranh thủ nhào bột phụ vợ nướng bánh để 2 giờ chiều lại ra góc đường quen thuộc ngồi bán.
Theo ông, một ngày trừ hết chi phí nguyên vật liệu thì lời được khoảng 100.000 đồng, vừa đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày.
Tuy hai mắt không thấy gì nhưng còn có sức khỏe nên ông Quang vẫn tiếp tục cố gắng để trang trải cuộc sống. Tuy hai mắt không thấy gì nhưng còn có sức khỏe nên ông Quang vẫn tiếp tục cố gắng để trang trải cuộc sống.
Ông bảo: “Nhiều người tới mua nhưng không lấy tiền thừa hoặc mua 1 cái nhưng trả tiền 3,4 cái cũng có. May nhờ có số tiền này mà tôi lo được chi phí thuốc men cho vợ”.
Khối u ở bụng của bà Cưu đã to hơn và theo bác sĩ phải mổ để tránh rủi ro. Ông Quang bộc bạch: “Chắc sắp tới phải nghỉ cả tháng để lo cho bả mổ nên giờ phải cố gắng kiếm được đồng nào hay đồng đó. Tuy hai mắt không nhìn thấy nhưng mình có sức khỏe nên mình cứ tiếp tục, lo cho miếng ăn hàng ngày, lo cho bệnh tình của vợ nữa”.
Thế giới đầy màu sắc xung quanh ông Quang chỉ đóng khung ở kí ức từ năm ông 9 tuổi, và ngay cả người vợ gắn bó với mình bao năm qua ông cũng chưa hề biết mặt. Nhưng 20 năm qua, những vỉa hè ở Sài Gòn đã chứng kiến một người đàn ông mù đi được một đoạn đời dài đằng đẵng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.