Nước ngầm tại TP.HCM có chứa chất gây hại

30/07/2015 07:54 GMT+7

Ngày 29.7, phiên thảo luận của HĐND TP.HCM tập trung đề cập đến thực trạng cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân TP. Nhiều đại biểu (ĐB) lo ngại chất lượng nguồn nước ngầm trên địa bàn TP đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong khi đây là nguồn nước chủ yếu với hơn 358.000 hộ dân tại nhiều khu dân cư ở 24 quận, huyện đang sử dụng.

Ngày 29.7, phiên thảo luận của HĐND TP.HCM tập trung đề cập đến thực trạng cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân TP. Nhiều đại biểu (ĐB) lo ngại chất lượng nguồn nước ngầm trên địa bàn TP đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong khi đây là nguồn nước chủ yếu với hơn 358.000 hộ dân tại nhiều khu dân cư ở 24 quận, huyện đang sử dụng.

Theo ĐB Cao Thanh Bình, đợt khảo sát vừa qua cho thấy có rất nhiều quán ăn sử dụng nguồn nước ngầm để chế biến món ăn, không có giấy kiểm định chất lượng nguồn nước có hợp vệ sinh hay không.
Ông Lê Văn Nhân, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, thông tin gần 100% mẫu nước ngầm có kết quả kiểm định không đạt chất lượng về lý hóa, vi sinh, nhiễm sắt, amoni hoặc asen. Nếu sử dụng tắm giặt sẽ dễ gây các bệnh ngoài da, nếu dùng trong ăn uống thì có hại cho hệ tiêu hóa. Đáng nói, chất amoni, asen trong nước ngầm bị ô nhiễm có nguy cơ gây ung thư, trong khi đó nước nhiễm amoni hoặc asen rất khó xử lý được bằng các phương pháp thông thường.
Bà Đào Thị Hương Lan, Giám đốc Sở Tài chính TP, cho biết TP đã lên kế hoạch chi 22.000 tỉ đồng để đầu tư mạng lưới cấp nước, hỗ trợ trang thiết bị xử lý nước hộ gia đình để hơn 358.000 hộ dân nói trên được tiếp cận nước sạch hoặc nước hợp vệ sinh.
Cũng tại phiên thảo luận, nhiều ĐB tiếp tục đề nghị TP nên dừng thu phí đường bộ xe máy. Chốt lại vấn đề này, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng Chủ tịch Quỹ bảo trì đường bộ T.Ư đã có văn bản kiến nghị Chính phủ dừng thu trên phạm vi cả nước, do đó TP sẽ theo dõi sát chỉ đạo của Chính phủ để thực hiện.
Chiều cùng ngày, HĐND TP thông qua tờ trình của UBND TP về lệ phí cấp mới (đăng ký lần đầu tại VN) giấy đăng ký kèm theo biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, chỉ giữ nguyên mức thu 150.000 đồng/lần/xe đối với ô tô, trừ ô tô dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách. Còn lại mức thu các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đều tăng.
Cụ thể, thu lệ phí đăng ký mới xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi trở xuống không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách tăng từ 2 triệu đồng lên 11 triệu đồng (gấp 5,5 lần so với hiện tại); sơ mi rơ moóc đăng ký rời, rơ moóc từ 100.000 đồng lên 150.000 đồng; xe máy trị giá từ 15 triệu đồng trở xuống tăng từ 500.000 đồng lên 750.000 đồng; xe máy trị giá trên 15 triệu đồng đến dưới 40 triệu đồng từ 1 triệu lên 1,5 triệu đồng; xe máy trị giá trên 40 triệu đồng tăng từ 2 triệu lên 3 triệu đồng. Mức lệ phí mới áp dụng từ 1.9.2015.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.