Nỗi lo 'mãn tính'

Duy Tính
Duy Tính
16/01/2020 06:32 GMT+7

Những ngày cuối năm, gần 100 học sinh, giáo viên ở tỉnh Tây Ninh đi tham quan một khu du lịch tại TP.HCM đã phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn xôi gà .

Vụ nhập viện này xảy ra chỉ sau 2 ngày Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm nhằm đánh giá về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Theo Bộ Y tế, năm 2019, toàn quốc ghi nhận 76 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 2.000 người mắc, 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay là sản xuất nhỏ lẻ (trên 8 triệu hộ dân) với nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm.
Cuối năm, thời điểm nhộn nhịp mua sắm tết; đặc biệt thực phẩm tết rất phong phú và đa dạng chủng loại. Ở các chợ đầu mối, kho đông lạnh, chợ truyền thống tại TP.HCM, Ban Quản lý An toàn thực phẩm. TP.HCM cam kết cùng với các đoàn liên ngành, 24 quận huyện thanh kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm an toàn thực phẩm.. Nhưng bất an nhất vẫn là các cơ sở nhỏ lẻ mua bán hàng hóa không có nguồn gốc, hóa đơn chứng từ...
Nỗi lo lớn nhất của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học không phải là ngộ độc thực phẩm cấp tính với các triệu chứng nôn ói, đau đầu, chóng mặt… thông thường mà đó là ngộ độc mãn tính, vốn về lâu dài gây ra những căn bệnh nan y, ảnh hưởng giống nòi.
Một trong những nguyên nhân là hiện nay, chưa kiểm soát tốt hoặc chưa có phương pháp kiểm tra nhiều loại nông phẩm dùng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, hóa chất... trước khi được đưa ra thị trường.
Nỗi lo này được PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban an toàn thực phẩm. Thành phố, đại biểu Quốc hội, luôn đề cập ở nghị trường cũng như trong các cuộc họp về an toàn thực phẩm. Bà Lan nói rằng cần nỗ lực giảm dần lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu và rất mong thực phẩm cho thị trường nội địa cũng được tăng cường kiểm soát như xuất khẩu. Trở lại vấn đề thời sự hơn: Ăn gì đây để tết vui, an toàn?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.