Nguồn phóng xạ bị mất ở Bắc Kạn có mức độ nguy hiểm thấp

05/01/2016 17:39 GMT+7

Ông Lý Thái Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, sơ bộ ban đầu nhận định, nguồn phóng xạ Cs-137 của ở Nhà máy xi măng Bắc Kạn bị mất khoảng 2-3 tháng gần đây, không gây tổn thương lâu dài cho con người.

Ông Lý Thái Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, sơ bộ ban đầu nhận định, nguồn phóng xạ Cs-137 của ở Nhà máy xi măng Bắc Kạn bị mất khoảng 2-3 tháng gần đây, không gây tổn thương lâu dài cho con người.

Nhà máy xi măng Bắc Kạn, nơi có nguồn phóng xạ bị mất cách đây chừng 2-3 tháng - Ảnh: Thái SinhNhà máy xi măng Bắc Kạn, nơi có nguồn phóng xạ bị mất cách đây chừng 2-3 tháng - Ảnh: Thái Sinh
Theo ông Hải, sau khi phát hiện nguồn phóng xạ bị mất này, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo để mở cuộc truy tìm. Hiện, Ban chỉ đạo này cũng đang phối hợp với Bộ Khoa học - Công nghệ dùng thiết bị dò tìm hiện đại để xác định vị trí nguồn phóng xạ và tính toán các phương án tìm kiếm khác.
Dẫn thông tin từ Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bắc Kạn, ông Hải cho hay, cơ quan chức năng tỉnh cùng với các chuyên gia của Bộ Khoa học - Công nghệ đo phóng xạ môi trường ở quanh khu vực Nhà máy xi măng Bắc Kạn, một số tuyến đường giao thông, khu vực khả nghi ở TP.Bắc Kạn nhưng chưa phát hiện gì bất thường.
Cũng theo lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, nguồn phóng xạ Cs-137 là một chi tiết trong dây chuyền nhà máy để kiểm tra mức xả clinker trong công nghệ xi măng lò đứng. Nguồn phóng xạ bị mất là phóng xạ kín, được đặt ở tâm một bình hình trụ, chất liệu bằng chì, màu xám, nặng chừng 3 - 4 kg. “Quy chiếu theo tài liệu của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) thì phóng xạ Cs-137 thuộc nhóm 5, có mức độ nguy hiểm thấp nhất, không gây tổn thương lâu dài cho con người khi tiếp xúc gần”, ông Hải cho hay.
Ông Hải cũng quy trách nhiệm cho Công ty CP xi măng Bắc Kạn và Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn đã không quản lý chặt chẽ nguồn phóng xạ trên, để xảy ra sự cố.
Các nguy hại khi tiếp xúc gần các nguồn phóng xạ
- Nguồn loại 1: Nguồn loại này cực kỳ nguy hiểm cho con người. Nguồn loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh sẽ gây tổn thương lâu dài cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong vài phút. Nguồn phóng xạ loại này có thể gây chết người nếu tiếp xúc trong khoảng vài phút đến một giờ.
- Nguồn loại 2: Nguồn loại này rất nguy hiểm cho con người. Nguồn loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh sẽ gây tổn thương lâu dài cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong thời gian ngắn từ vài phút đến vài giờ. Nguồn phóng xạ loại này có thể gây chết người nếu tiếp xúc trong khoảng vài giờ đến vài ngày.
- Nguồn loại 3: Nguồn loại này cũng nguy hiểm cho con người. Nguồn loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh sẽ gây tổn thương lâu dài cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong thời gian nhiều giờ. Nguồn phóng xạ loại này có thể gây chết người, tuy nhiên với xác suất rất thấp, nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần.
- Nguồn loại 4: Nguồn phóng lại loại này có xác suất thấp gây nguy hiểm cho con người. Xác suất thấp là nguồn phóng xạ loại này có thể gây tổn thương lâu dài cho con người. Tuy nhiên, nguồn phóng xạ loại này nếu không được quản lý an toàn và bảo vệ an ninh thì cũng có thể, mặc dù xác suất thấp, gây tổn thương tạm thời cho con người cầm nó hay tiếp xúc với nó trong thời gian nhiều giờ hay ở gần nó trong nhiều tuần.
- Nguồn loại 5: Phần lớn là không nguy hiểm cho con người. Không người nào có thể bị tổn thương bởi nguồn phóng xạ loại này.

Các nguy hại khi vật liệu làm nguồn phóng xạ này bị phát tán vào môi trường do cháy hoặc nổ
- Nguồn loại 1: Vật liệu làm nguồn phóng xạ loại này nếu bị phát tán, mặc dù với xác suất nhỏ, có thể làm tổn thương lâu dài hoặc đe dọa cuộc sống con người trong khu vực lân cận trực tiếp. Có rất ít hoặc không có rủi ro cho sức khỏe con người tức thì khi ở xa nguồn phát tán vài trăm mét, tuy nhiên khu vực ô nhiễm cần phải được tẩy xạ theo tiêu chuẩn quốc tế. Đối với các nguồn phóng xạ lớn thì khu vực tẩy xạ có thể đến hàng km2 hoặc lớn hơn (tùy thuộc vào hoạt độ, loại hạt nhân phóng xạ, cách thức phát tán và thời tiết khu vực).
- Nguồn loại 2: Vật liệu làm nguồn phóng xạ loại này nếu bị phát tán, mặc dù với xác suất nhỏ, có thể làm tổn thương lâu dài hoặc đe dọa cuộc sống con người trong khu vực lân cận trực tiếp. Có rất ít hoặc không có rủi ro cho sức khỏe con người tức thì khi ở xa nguồn phát tán một trăm mét hoặc xa hơn, tuy nhiên khu vực ô nhiễm cần phải được tẩy xạ theo tiêu chuẩn quốc tế. Khu vực cần phải được tẩy xạ có thể không vượt quá một km2 (tùy thuộc vào hoạt độ, loại hạt nhân phóng xạ, cách thức phát tán và thời tiết khu vực).
- Nguồn loại 3: Vật liệu làm nguồn phóng xạ loại này nếu bị phát tán, mặc dù với xác suất cực kỳ nhỏ, có thể làm tổn thương lâu dài hoặc đe dọa cuộc sống con người trong khu vực lân cận trực tiếp. Có rất ít hoặc không có rủi ro cho sức khỏe con người tức thì khi ở xa nguồn phát tán vài mét, tuy nhiên khu vực ô nhiễm cần phải được tẩy xạ theo tiêu chuẩn quốc tế. Khu vực cần phải được tẩy xạ có thể không vượt quá một phần nhỏ của km2 (tùy thuộc vào hoạt độ, loại hạt nhân phóng xạ, cách thức phát tán và thời tiết khu vực).
- Nguồn loại 4: Vật liệu làm nguồn phóng xạ loại này nếu bị phát tán không thể gây tổn thương lâu dài cho con người.
- Nguồn loại 5: Vật liệu làm nguồn phóng xạ loại này nếu bị phát tán không thể gây tổn thương lâu dài cho con người.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.