'Người dân không dùng, xem như chính phủ điện tử thất bại'

Bùi Ngọc Long
Bùi Ngọc Long
26/07/2019 17:33 GMT+7

Đó là nhấn mạnh Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, tại hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2019, diễn ra tại Huế.

Ngày 26.7, tại TP.Huế (Thừa Thiên - Huế), Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2019 với chủ đề “Phát triển cổng dịch vụ công quốc gia và giải pháp tích hợp hệ thống một cửa điện tử góp phần nâng cao khả năng phục vụ người dân và doanh nghiệp” diễn ra với sự có mặt của các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp CNTT và các địa phương trong cả nước.

Các đại biểu tham dự hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2019

Ảnh: Phan Ngọc Minh

Phải đảm bảo bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân, tổ chức

Theo Nghị quyết 17/NQ-CP từ nay đến hết năm 2020, Chính phủ tập trung vào những nhiệm vụ ưu tiên: đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai, xây dựng phát triển Chính phủ điện tử; hoàn thành các cơ sở dữ liệu quốc gia mang tính chất nền tảng; thiết lập các hệ thống ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp và phục vụ quản lý điều hành của Chính phủ; rà soát, sắp xếp lại và huy động mọi nguồn lực cả về tài chính và con người; phát huy vai trò người đứng đầu, nâng cao hiệu quả thực thi và trách nhiệm giải trình.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng nếu người dân không dùng, xem như chính phủ điện tử thất bại. Chính vì vậy điều cốt lõi là phải đảm bảo bảo mật tuyệt đối thông tin cá nhân và tổ chức, đơn vị, đồng thời phải tích hợp cho được mã định danh (thẻ điện tử công dân).

"Hiện nay, cả nước có hơn 84 triệu thẻ bảo hiểm y tế, thẻ ngân hàng, thẻ bảo hiểm xã hội, thẻ công chức…làm sao để tích hợp lại trong một mã định danh ứng dụng trên thiết bị di động để người dân có thể sử dụng dịch vụ công một cách tốt nhất", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trao đổi với các đại biểu bên lề hội thảo

Ảnh: Phan Ngọc Minh

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, hiện Văn phòng Chính phủ đang đẩy mạnh thiết lập Cổng Dịch vụ công quốc gia với 4 nội dung chính: Nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; Tích hợp dịch vụ công trực tuyến bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp; Cung cấp nền tảng đăng nhập, thanh toán trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Nâng cấp hệ thống phản ánh, kiến nghị...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.