Nghi thức đặc biệt lúc giao thừa trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam

18/02/2015 08:20 GMT+7

(TNO) Một nghi thức đặc biệt lúc giao thừa, đó là tất cả các tàu Cảnh sát biển Việt Nam, dù trực ở trên cảng hay đang làm nhiệm vụ tuần tra trên biển đều thực hiện, đó là khởi động toàn bộ máy chính trên tàu và kéo 3 hồi còi dài đón chào năm mới.

(TNO) Một nghi thức đặc biệt lúc giao thừa, đó là tất cả các tàu Cảnh sát biển Việt Nam, dù trực ở trên cảng hay đang làm nhiệm vụ tuần tra trên biển đều thực hiện, đó là khởi động toàn bộ máy chính trên tàu và kéo 3 hồi còi dài đón chào năm mới.

Nghi-thuc-dac-biet-don-giao-thua-tren-tau-canh-sat-bienSát cánh bên nhau trong giây phút giao thừa trên tàu Cảnh sát biển - Ảnh: Quốc Cường
Rất nhiều người thắc mắc, thời khắc giao thừa trên tàu Cảnh sát biển có gì đặc biệt?
Giao thừa trên tàu Cảnh sát biển cũng đầy đủ như các đơn vị trên bờ. Có bánh chưng, bánh kẹo, hoa quả, nước ngọt, rượu vang, hoa đào.
Trước giao thừa có văn nghệ, trò chơi tập thể, hái hoa dân chủ, hát karaoke, xem chương trình đón giao thừa qua truyền hình vệ tinh và có cả khiêu vũ, màn đếm ngược, chờ đợi lời chúc mừng năm mới từ Sở chỉ huy, chỉ huy tàu lì xì anh em lấy may, sau đó là những cái ôm hay bắt tay thật chặt trong giây phút tiễn năm cũ đón năm mới.
Đó là khoảng lặng để mỗi cán bộ, chiến sỹ cảnh sát biển thấy rõ hơn tình đồng đội, tình anh em, giúp họ quên đi nỗi khắc khoải xa nhà, để sự gắn kết thêm bền chặt.
Nhưng có điều đặc biệt mà ít người biết, đó là đúng vào khoảnh khắc giao thừa, tất cả các tàu Cảnh sát biển dù trực ở trên cảng hay đang làm nhiệm vụ tuần tra trên biển đều thực hiện, đó là khởi động toàn bộ máy chính trên tàu và kéo 3 hồi còi dài đón chào năm mới.
Việc khởi động máy do đích thân máy trưởng (trưởng ngành 5) phụ trách theo lệnh của thuyền trưởng.
Riêng việc kéo 3 hồi còi dài, thường theo tuần tự: Hồi còi thứ nhất là thuyền trưởng hoặc quyền thuyền trưởng thực hiện, hồi còi thứ hai là chính trị viên hay chính trị viên phó tàu, hồi còi thứ 3 là thuyền phó quân sự hoặc do trưởng ngành hàng hải (ngành 1) đảm nhiệm.
Với những người lính trên tàu Cảnh sát biển, tiếng máy nổ giòn giã là ước muốn có một năm thuận lợi, suôn sẻ, hanh thông trong công tác. Tiếng còi tàu vang trên mặt biển là lời chúc mừng năm mới gửi tới bà con ngư dân và những ai gắn bó với biển.
Những âm thanh đó trong phút giao thừa cũng là lời chúc tới mọi thành viên trên tàu, thể hiện hệ số kỹ thuật của con tàu ở trạng thái tốt nhất, tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đồng thời tạo không khí phấn khởi đón chào năm mới.
Xúc động ứa nước mắt khi nghe tiếng còi tàu
Mới ra trường năm 2009 nhưng đã có 3 lần đón giao thừa cùng đồng đội trên tàu Cảnh sát biển, thượng úy Hoàng Mạnh Thắng, Phó thuyền trưởng quân sự tàu Cảnh sát biển 4033, Hải đội 201, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 chia sẻ về cảm xúc lần đầu tiên đứng trên đài chỉ huy để kéo hồi còi thứ 3: “Đó là cảm xúc khó tả, rạo rực, lâng lâng và cả hồi hộp nữa. Khi tiếng còi tàu vang xa trên mặt biển mêng mông, quyện vào sóng và gió, xúc động đến ứa nước mắt, thấy yêu biển Tổ quốc mình hơn…”.
Khi được hỏi giao thừa năm nay sẽ nhớ ai nhất, sau phút ngập ngừng, anh Thắng cho biết: “Đó là cô con gái mới được hơn năm tháng tuổi”. Hai bên nội, ngoại đều ở Nghệ An, vợ chồng anh Thắng mới chuyển vào Đà Nẵng.
Là con một, bố Thắng lại là thương binh nặng hạng 1/4, để yên tâm làm nhiệm vụ trực Tết, anh Thắng đã bố trí, sắp xếp để vợ và con về quê ăn Tết cùng gia đình. “Năm nay có cô con gái nhỏ, bố mẹ và vợ mình đón Tết ở quê cũng vui và phấn khởi hơn”, anh Thắng tâm sự.
Lần đầu đón tết cùng đồng đội trên tàu Cảnh sát biển 9003 làm nhiệm vụ trực trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, trung sỹ Trần Mạnh Tùng, chiến sỹ ra đa của tàu Cảnh sát biển 9003, Hải đội 401, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 quê ở An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình cho biết mới được nghe các anh đi trước kể lại nên bản thân rất háo hức đón chờ để được nghe 3 hồi còi chào năm mới.
Hồi còi đó như mệnh lệnh từ trái tim người lính biển để giữ bình yên biển đảo của Tổ quốc, để nhân dân trên đất liền yên tâm ăn Tết, đón xuân.
Điều đặc biệt trong thời khắc giao thừa của những người lính trên tàu Cảnh sát biển giản dị như vậy. Tiếng máy, tiếng còi tàu lúc giao thừa như hiệu lệnh giục giã và thôi thúc, tiếp thêm sức mạnh để cán bộ, chiến sỹ trên tàu Cảnh sát biển thêm vững vàng, can trường vượt qua mọi hiểm nguy, vượt qua sóng gió, bão giông, tất cả vì an ninh, an toàn và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Dưới đây là những hình ảnh của thiếu úy chuyên nghiệp Nguyễn Đình Chính - nhân viên điện tàu và trung sỹ Nguyễn Văn Tài, chiến sỹ điện tàu chuẩn bị kỹ thuật trên tàu Cảnh sát biển 4033, Hải đội 201, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 trước thời khắc giao thừa Ất Mùi 2015, vừa được Bộ tư lệnh Cảnh sát biển gửi về cho Thanh Niên Online.
nghi-thuc-dac-biet-luc-don-giao-thua-tren-tau-canh-sat-bien-Viet-NamẢnh: Hoàng Thắng
nghi-thuc-dac-biet-luc-don-giao-thua-tren-tau-canh-sat-bien-Viet-NamẢnh: Hoàng Thắng
nghi-thuc-dac-biet-luc-don-giao-thua-tren-tau-canh-sat-bien-Viet-NamẢnh: Hoàng Thắng
nghi-thuc-dac-biet-luc-don-giao-thua-tren-tau-canh-sat-bien-Viet-NamẢnh: Hoàng Thắng
nghi-thuc-dac-biet-luc-don-giao-thua-tren-tau-canh-sat-bien-Viet-NamẢnh: Hoàng Thắng
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.