Ngành đường sắt điều chỉnh quy định bán vé điện tử để chống 'cò'

24/04/2015 16:21 GMT+7

(TNO) Theo Tổng công ty đường sắt Việt Nam, lợi dụng hệ thống bán vé điện tử cho phép đặt chỗ chưa thanh toán trong vòng 48 giờ, “cò vé” đã đặt vé theo tên, số chứng minh bất kỳ rồi gạ bán cho người có nhu cầu.

(TNO) Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, lợi dụng hệ thống bán vé điện tử cho phép đặt chỗ chưa thanh toán trong vòng 48 giờ, “cò vé" đã đặt vé theo tên, số chứng minh bất kỳ rồi gạ bán cho người có nhu cầu.

chong-co-veNgành đường sắt cho rằng một trong những cách chống cò vé là mua tại các điểm bán vé trực tiếp
Chiều nay 24.4, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã ra thông báo về việc điều chỉnh một số quy định trên hệ thống bán vé tàu điện tử để tiếp tục hạn chế nạn “cò vé”.
Theo đó, điều chỉnh thời gian tối đa được phép giữ chỗ cho khách hàng đặt vé và chọn phương thức trả sau từ 48 giờ xuống 24 giờ. Đồng thời tạm khóa chức năng nhắn tin hủy đặt chỗ cho khách hàng đặt vé trả sau trên hệ thống bán vé điện tử. Khách hàng đặt vé trả sau thành công có nhu cầu hủy việc đặt chỗ, liên hệ tổng đài hỗ trợ khách hàng 19006469 để được hỗ trợ giải quyết. Thời điểm thực hiện các thay đổi này bắt đầu từ 0 giờ ngày 5.5.2015 - 5.9.2015.
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, với quy định hiện hành, cho phép người mua giữ chỗ, chưa phải thanh toán trong vòng 48 giờ (2 ngày) đã có hiện tượng “cò” lợi dụng bằng cách đặt vé theo tên, số chứng minh nhân dân của người bất kỳ rồi chèo kéo khách có nhu cầu, “cò” sẽ hủy vé đã đặt và đổi theo tên, số chứng minh thư của khách… “Chúng tôi khẳng định, việc cò vé có thể giúp hành khách mua vé là không hề dễ dàng bởi việc phân phối vé trong các dịp cao điểm như Lễ, Tết đã được Tổng công ty công khai hóa, người dân sẽ có được đầy đủ thông tin về quá trình phân phối vé, xếp hàng mua vé, từ đó chủ động lựa chọn hình thức di chuyển phù hợp; đồng thời được cung cấp đầy đủ thông tin về lịch trình thực tế, số ghế còn trống trên mỗi chuyến tàu, đặt chỗ, giữ chỗ…”, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định.
Cũng theo Tổng công ty này, hành khách mua vé qua “cò”, có thể mua phải vé giả, do “cò” tự in, hay phải đi tàu chui… Để tránh rủi ro, ngành đường sắt khuyến cáo hành khách không mua vé qua các đối tượng trung gian; Thông tin cá nhân phải chính xác, trùng với thông tin cá nhân ghi trên vé; Trực tiếp mua vé tàu qua mạng hoặc các địa chỉ bán vé của hệ thống. 
Theo đại diện Giám đốc Trung tâm Giải pháp dịch vụ vận tải hành khách, đến nay, Hệ thống bán vé tàu điện tử đã khóa 54.000 chỗ nghi ngờ là do "cò vé" đặt mua để đầu cơ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.