Nên để thừa phát lại tổ chức thi hành án

27/06/2015 05:08 GMT+7

Ngày 26.6, UBND TP.HCM đã có buổi trao đổi kinh nghiệm triển khai và chuẩn bị tổng kết thí điểm thừa phát lại (TPL) với đoàn công tác liên ngành UBND TP.Hà Nội.

Ngày 26.6, UBND TP.HCM đã có buổi trao đổi kinh nghiệm triển khai và chuẩn bị tổng kết thí điểm thừa phát lại (TPL) với đoàn công tác liên ngành UBND TP.Hà Nội.

Theo đó, cả hai TP lớn đều xác định, chế định TPL hiện đang có những khó khăn chung, là sự hiểu biết người dân về TPL còn hạn chế, tâm lý e ngại bỏ tiền để sử dụng dịch vụ. Từ đó dẫn đến lượng khách hàng còn ít, mục tiêu TPL tiến tới thay thế thi hành án không đạt được.
“Ngay cả các cơ quan, tổ chức còn chưa hiểu, chưa tin vào TPL khi không hỗ trợ TPL thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thì huống chi mong muốn người dân tin tưởng”, ông Lê Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội nói. Theo ông Sơn, nguyên nhân chính là thể chế thí điểm TPL chưa hoàn thiện nên người dùng không mạnh dạn, bên phối hợp cũng e dè. Ông Tất Thành Cang, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cũng cho rằng cùng lúc tồn tại TPL và thi hành án thì mục đích xã hội hóa TPL khó thành vì thế mạnh của thi hành án vẫn còn đó.
Ông Cang cho biết chắc chắn vẫn tồn tại cơ quan thi hành án nhưng nên chăng chỉ để cơ quan này thực hiện chức năng quản lý, còn TPL là cơ quan tổ chức thực hiện. Đây là cách vừa giảm được ngân sách nhà nước chi cho thi hành án dân sự quá lớn, vừa cắt giảm được công chức, chuyển một số cán bộ này qua lĩnh vực TPL, đảm bảo được nghiệp vụ chuyên môn trong hoạt động TPL.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.