‘Lộ diện’ tàu vỏ thép mạnh nhất Đà Nẵng, đánh bắt hải sản ở Trường Sa, Hoàng Sa

18/03/2016 13:56 GMT+7

Tàu cá vỏ thép công suất mạnh nhất tại Đà Nẵng dài 26m, rộng 7,1m; có thể hoạt động gần 1 tháng trên biển; tổng vốn đầu tư trên 17 tỉ đồng; chuyên đánh bắt hải sản ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa.

Tàu cá vỏ thép công suất mạnh nhất tại Đà Nẵng dài 26m, rộng 7,1m; có thể hoạt động gần 1 tháng trên biển; tổng vốn đầu tư trên 17 tỉ đồng; chuyên đánh bắt hải sản ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa.

Tàu cá vỏ thép có công suất lớn nhất Đà Nẵng hiện nay với 940CV - Ảnh: Nguyễn TúTàu cá vỏ thép có công suất lớn nhất Đà Nẵng hiện nay với 940CV - Ảnh: Nguyễn Tú
Sáng 18.3 tại Công ty CP Đóng tàu Bảo Duy, D12-13-14 âu thuyền Thọ Quang, P.Nại Hiên Đông, Q.Sơn Trà TP.Đà Nẵng diễn ra lễ hạ thủy tàu cá vỏ thép công suất mạnh nhất tại Đà Nẵng.
Tàu dài 26m, rộng 7,1m, cao mạn 3,3m, mớn nước 2,6m, lượng choán nước 195 tấn, chứa lượng nhu yếu phẩm cho 15 ngư dân hoạt động liên tục trong 20 ngày.
Máy chính Mitsubishi S6R - MPTK công suất 940CV, vòng quay máy chính 1.800 rpm, tốc độ 10 hải lý/giờ và hiện là tàu cá vỏ thép có công suất máy lớn nhất hiện nay tại Đà Nẵng.
Đặc biệt, toàn bộ thân vỏ tàu được làm từ thép tấm đóng tàu cấp A nhập từ Nhật Bản, sức mạnh đánh bắt của tàu còn ở hệ thống thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc như radar có thể quét tìm ngư trường xung quanh tàu với bán kính 15 hải lý, hệ thống điện thoại MF/HF liên lạc trực tiếp với bờ ở khoảng cách 400 hải lý.
Ông Lý Tiết Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty CP Đóng tàu Bảo Duy cho hay, đây là tàu cá vỏ thép của ông Trần Văn Liên (ngụ thôn Tân An, xã Bình Minh, H.Thăng Bình, Quảng Nam) được vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ, tàu có vốn đầu tư 17,1 tỉ đồng, trong đó ông Liên được vay ngân hàng 95%.
Tàu hoàn thành trong thời gian kỷ lục 5 tháng, sớm hơn 1 tháng so với hợp đồng.
Chủ tàu Trần Văn Liên chia sẻ: “Ở Hoàng Sa, Trường Sa tiềm năng hải sản rất lớn, nhưng những năm gần đây thời tiết khó lường, bão đổ bộ ảnh hưởng đánh bắt, tình hình tranh chấp biển đảo phức tạp, tàu nước ngoài đâm va. Bản thân tôi với tàu gỗ công suất nhỏ, đánh bắt trên vùng biển xa, mỗi lần vươn khơi là mỗi lần lo toan suy nghĩ về tính mạng và tài sản anh em thuyền viên nên luôn mơ ước có tàu to hơn, lớn hơn. Nghị định 67 đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, giúp ngư dân có điều kiện đóng tàu lớn.
Tàu mang số hiệu QNa 94679, cao mạn 3,3m - Ảnh: Nguyễn Tú

Toàn thân bằng thép tấm cấp A nhập khẩu từ Nhật Bản - Ảnh: Nguyễn Tú 

Thân tàu chịu được sóng gió cấp 8-9 - Ảnh: Nguyễn Tú 
Khoang cá, nhu yếu phẩm, nước ngọt và nhiên liệu đủ cho 15 ngư dân hoạt động liên tục 20 ngày - Ảnh: Nguyễn Tú 
Cabin 2 tầng phía sau tàu - Ảnh: Nguyễn Tú 
Khoang chứa cá dùng công nghệ ướp đông, bảo quản hiện đại - Ảnh: Nguyễn Tú 
Các giàn cẩu lớn cho nghề lưới chụp
Hệ thống giàn giáo phía sau tàu - Ảnh: Nguyễn Tú 
Giàn đèn thu hút hải sản - Ảnh: Nguyễn Tú 
Ông khói, phao cứu sinh - Ảnh: Nguyễn Tú 
Lực lượng kỹ thuật kiểm tra máy móc lần cuối trước khi hạ thủy - Ảnh: Nguyễn Tú 
Hệ thống trang thiết bị hiện đại dò tìm ngư trường - Ảnh: Nguyễn Tú 
Phòng ngủ thuyền viên sàn gạch men, lót ván gỗ  - Ảnh: Nguyễn Tú 
Cabin đồng thời là phòng thuyền trưởng - Ảnh: Nguyễn Tú 


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.