Leo đỉnh núi đá cao hơn 1.700 m để gieo con chữ

Mai Thanh Hải
Mai Thanh Hải
01/09/2018 10:28 GMT+7

Mỗi tuần, 3 thầy cô giáo phải lên xuống đỉnh núi cao 1.762 m để dạy chữ cho 73 học sinh người Mông ở điểm trường liên cấp Pờ Chừ Lủng.

Pờ Chừ Lủng là bản người Mông nằm trên đỉnh núi cao nhất cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với độ cao chính xác 1.769m (theo bản đồ của Pháp ngày xưa và của Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN xuất bản năm 1985). Bản có 53 hộ dân (320 nhân khẩu) chia đều ở 3 tổ, mỗi tổ cách nhau 2 - 3 tiếng đồng hồ đi bộ.
Hiện toàn bản có 83 học sinh, học ở 2 điểm trường đặt ở 2 tổ của bản. Cụ thể, tổ 1 có 1 lớp tiểu học gồm 10 học sinh lớp 1 sinh sống tại tổ 1, do thầy giáo Lù A Quyết đảm nhiệm. Tổ 2 đặt điểm trường liên cấp gồm 1 lớp tiểu học (lớp 1 và 2) với 17 học sinh lớp 1 - 2 đang sinh sống tại tổ  - -3 do thầy giáo Hò Văn Lợi đảm nhiệm và 1 lớp mầm non 56 học sinh sống ở cả 3 tổ, do 2 cô giáo Hoàng Thị Luy và Hoàng Thị Răng đảm nhiệm.
Po_Chu_Lung
Hình ảnh quen thuộc với người dân Sủng Hòa dưới chân núi là hình ảnh 3 thầy cô giáo điểm trường liên cấp Pờ Chừ Lủng đeo ba lô, dắt díu nhau lên xuống núi Ảnh" Mai Thanh Hải
Do bản ở trên đỉnh núi, không có đường dân sinh, phải đi theo đường mòn nên mỗi chiều chủ nhật các thầy cô lại đi xe máy từ điểm trường chính đến chân núi, gửi xe máy ở nhà người dân và cùng đi bộ khoảng 4 tiếng đồng hồ mới lên đến điểm trường.
Các thầy cô ở lại sinh hoạt, dạy học cho đến chiều thứ sáu lại cùng nhau xuống núi với quãng đường nhanh hơn, gần 4 tiếng đồng hồ. 
Một số hình ảnh chặng đường lên đỉnh núi gieo chữ của giáo viên điểm trường liên cấp Pờ Chừ Lủng, do PV Thanh Niên ghi lại khi đồng hành cùng các thầy cô.
Po_Chu_Lung
Đi xe máy từ trường chính đến chân núi mất khoảng gần 1 giờ đồng hồ Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Lưng chừng núi, phía dưới là con đường đã đi bộ khoảng 2 tiếng Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Đường đi chủ yếu là trên nền đá Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Vượt qua một triền đá Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Đường đến điểm trường Pờ Chừ Lủng luồn qua vách đá trong rừng nguyên sinh Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Cô giáo Phan Thị Thơ, Hiệu trưởng trường mầm non Ngam La, kiên nhẫn hứng nước rơi xuống từ hốc đá. Đỉnh núi cao này cực kỳ hiếm nước Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Cô giáo Hoàng Thị Luy (trước) và Hoàng Thị Răng (sau) cố gắng leo dốc Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Nghỉ dừng chân bên đường, cô giáo Hoàng Thị Luy vẫn tranh thủ hái lá rừng để đun nước uống thay trà Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Thầy giáo Hò Văn Lợi khư khư giữ chai nước đun từ nước cây rừng Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Giữa đường gặp mưa, các thầy cô phải tránh trong hốc đá Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
2 cô giáo mầm non ngồi thở, nhìn xuống ngôi trường của mình nằm dưới tổ 2 của bản Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Cô giáo Phan Thị Thơ ngồi nghỉ, nhìn quãng đường đi bộ trước mặt phải leo qua núi Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Phút rất đáng yêu của 2 cô giáo, cùng chụp hình selfie (tự sướng) mặc dù đang rất mệt Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Không đi nổi, giáo viên nam phải đẩy sau lưng Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Nghỉ giữa đường rừng Ảnh: Mai Thanh Hải
Po_Chu_Lung
Vật dụng tự sắm cho cuộc sống cắm bản của năm học mới, các thầy cô phải nhờ dân bản gùi cõng lên Ảnh: Mai Thanh Hải
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.