Lấy cuộc sống của dân làm thước đo dân chủ

14/05/2015 07:12 GMT+7

Tại Hội thảo Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, do Học viện và Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức ngày 12.5 ở Hà Nội, GS-TS Hoàng Chí Bảo, Hội đồng lý luận trung ương, nói “chữ Dân là từ vựng có tần số lớn nhất, được nhấn mạnh nhiều nhất trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh”. Người gắn liền Dân với Nhân, từ cá thể mở rộng tới cộng đồng, tới nhân dân, đồng bào, quần chúng.

Tại Hội thảo Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, do Học viện và Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức ngày 12.5 ở Hà Nội, GS-TS Hoàng Chí Bảo, Hội đồng lý luận trung ương, nói “chữ Dân là từ vựng có tần số lớn nhất, được nhấn mạnh nhiều nhất trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh”. Người gắn liền Dân với Nhân, từ cá thể mở rộng tới cộng đồng, tới nhân dân, đồng bào, quần chúng.
Bác Hồ với nhân dân Pác Bó, xã Trường Hà, H.Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (ngày 20.2.1961) - Ảnh: T.L
Bác Hồ với nhân dân Pác Bó, xã Trường Hà, H.Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (ngày 20.2.1961) - Ảnh: T.L
Cũng theo GS-TS Hoàng Chí Bảo, Hồ Chí Minh lấy chính cuộc sống của dân làm thước đo dân chủ, như một thước đo nhân văn của tiến bộ và phát triển. Người viết: “Chúng ta đấu tranh được tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.
“Tự do, độc lập đó đã bao hàm trong nó dân chủ với các hàm nghĩa: thể chế, chính sách dân chủ; nội dung hiện thực dân chủ; lợi quyền dân chủ mà dân được thụ hưởng, dân vừa là đối tượng phục vụ vừa là chủ thể xây dựng và bảo vệ chế độ”, ông Bảo phân tích.
Sự nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh của người được thể hiện ở tầm nhìn xa. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hằng, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã đề ra chính sách kinh tế phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, tạo động lực khuyến khích lao động sản xuất. Trong tác phẩm Thường thức chính trị (năm 1953), Người đưa ra chính sách kinh tế gồm bốn điểm mấu chốt: “Một là, công tư đều lợi; Hai là, chủ thợ đều lợi; Ba là, công nông giúp nhau; Bốn là, lưu thông trong ngoài”. Nó thể hiện sự tôn trọng lợi ích cá nhân chính đáng trong mối quan hệ thống nhất với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Người lưu ý sử dụng đòn bẩy kinh tế để kích thích sản xuất, ích nước lợi nhà: Thuế phải góp phần khuyến khích sản xuất; trồng xen kẽ thì được miễn thuế; khai hoang chưa quá năm năm được miễn thuế.
Hồ Chủ tịch cũng nói đến thực hành dân chủ để chống tham nhũng, quan liêu - điều rất thời sự hiện nay. GS Hoàng Chí Bảo phân tích từ quan liêu, coi thường dân, sợ dân, ghét dân sẽ dẫn đến bệnh hình thức, phù phiếm, khoa trương, lãng phí, tham ô. Như thế, vừa vi phạm dân chủ của dân vừa tổn hại uy tín của chế độ, của Đảng và Nhà nước.
Theo ông Bảo, để chữa bệnh quan liêu, Người yêu cầu phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết; phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân; thật thà thực hành phê bình và tự phê bình. Bên cạnh đó cần giáo dục dân “quan tham vì dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì “quan” dù không liêm cũng phải hóa ra LIÊM.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.