Lật ghe trên sông Vu Gia: Nỗi đau sông nước

Hứa Xuyên Huỳnh
Hứa Xuyên Huỳnh
27/02/2020 08:34 GMT+7

Khuya 25.2, nhóm phóng viên bám hiện trường vụ chìm ghe trên sông Vu Gia (Quảng Nam) gọi về tòa soạn cập nhật 'đã tìm thấy thi thể của nạn nhân thứ 6', ký ức đau lòng mang tên Cà Tang năm 2003 bỗng ùa về.

Gần 23 giờ tối 25.2, nhóm phóng viên bám hiện trường vụ chìm ghe trên sông Vu Gia gọi về tòa soạn cập nhật “đã tìm thấy thi thể của nạn nhân thứ 6”. Với một bản tin thời sự, nội dung đã cơ bản “hoàn tất”. Nhưng có một cảm xúc khác lạ trỗi dậy...

Công an thông tin về vụ lật thuyền khiến 6 người chết trên sông Vu Gia

Sáng qua 26.2, tại cuộc họp cách hiện trường vụ tai nạn chỉ khoảng 2 km, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đã nói về những kinh nghiệm cần tiếp thu qua sự việc đau lòng này để rà soát lại các quy định liên quan, hướng đến một vùng an toàn cho giao thông đường thủy. Lại một cảm xúc khác len lỏi...

Vụ lật ghe 6 người chết: Người sống sót kể khoảnh khắc giành mạng sống với “hà bá”

Ông Hùng đã đến hiện trường tối 25.2, sớm khoảng 15 phút trước khi lực lượng cứu nạn tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng. Tân Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh (và tân Giám đốc Công an tỉnh, thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng) cũng đã cấp tốc đến hiện trường chỉ đạo công tác tìm kiếm trong đêm... Những cảm xúc cứ trỗi dậy, chính là ký ức đau lòng mang tên Cà Tang.
Nhớ lại, sau sự cố Cà Tang hồi năm 2003 khiến 18 học sinh tử vong, chúng tôi là số ít phóng viên dự cuộc họp mổ xẻ nguyên nhân do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng Chính phủ) chủ trì. Lúc ấy, ông Phúc phê bình gay gắt các lực lượng chức năng liên quan, nhất là lực lượng thanh tra giao thông đường thủy, những người vẫn lên xuống dọc sông Vu Gia - Thu Bồn...
Thật khó để ngăn ngừa toàn diện những thảm họa vùng sông nước, bởi tai nạn luôn ập đến bất chợt và khi phương tiện, thiết bị cứu sinh không đáp ứng. Nhưng cũng không đành lòng chứng kiến nỗi đau sẽ lại bất thần ập đến vào một lúc nào đó, ở đoạn sông nào đó, nếu không có giải pháp tổng thể. Hôm qua, ông Hùng đã nói về chế tài xử phạt, một chế tài vốn dĩ “không phải để phạt mà nhằm gửi thông điệp răn đe đủ mạnh”, để mọi người nhớ mỗi khi lưu thông đường thủy. Hãy làm vơi nỗi đau sông nước…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.