Chàng trai khiếm thị 'đánh tan' suy nghĩ của giới tuyển dụng

04/05/2017 14:05 GMT+7

Vào khoảng thời gian Chris Nagle theo học tại Đại học Massachusetts thị giác của anh đã bắt đầu mờ dần. Nên thay vì chọn ngành luật, hoặc nhân học… Nagle chọn ngành công nghệ thông tin.

Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, Nagle đầu quân cho công ty công nghệ Constant Contact trước khi làm việc với tư cách là kỹ sư phần mềm cao cấp cho Inmoji ở Boston.
Chris Nagle cho biết: “Khi đi học, bất cứ lúc nào tôi cũng có thể cảm nhận đôi mắt mình càng ngày càng tệ. Việc xây dựng một chương trình trên máy tính là cách để tôi thỏa mãn được sự đam mê của mình. Tôi thích làm việc trên bàn phím”. Ngoài việc chú tâm học hành thì Nagle còn tham gia làm tình nguyện cho tổ chức Blind New World nhằm xóa mờ ý nghĩ của các nhà tuyển dụng về chuyện không thể thuê người khuyết tật thị giác làm việc. 
Nagle chọn ngành công nghệ thông tin ẢNH: BUSINESSINSIDER

Tại nơi công ty Inmoji, Chris Nagle sử dụng một máy Mac và phần mềm giống như các đồng nghiệp trong đội kỹ thuật. Sự khác biệt duy nhất của Chris Nagle với mọi người là anh luôn giữ màn hình máy tính của mình ở một góc gần với mắt hơn và tận dụng tốt các tính năng truy cập của Apple.
Giám đốc công nghệ của Inmoji - Jarrod McLean hết lời ca ngợi khả năng của Nagle khi anh đã xây dựng thành công phần mềm làm nền tảng cho công ty. Trong các cuộc họp khách hàng, McLean cho biết Nagle là một nhân viên ưu tú nhất công ty và khó có thể tìm người giỏi hơn. Còn theo như lời các đồng nghiệp, Nagle làm việc rất giỏi nên Jarrod McLean và mọi nhân viên của Inmoji đều rất tôn trọng anh. Đó là thông điệp mà anh ấy mang đến cho mọi người: “Dành được sự tôn trọng của mọi người bằng tài năng của chính mình”.
Nagle kể câu chuyện của một cuộc họp nhân viên gần đây của Viện phi lợi nhuận Cộng đồng, nơi anh làm tình nguyện viên rằng: Nội dung chương trình nghị sự được in bằng chữ rất nhỏ đến nỗi anh không thể đọc được. Chris Nagle đã không thể không cười vì sự mỉa mai cho một tổ chức dành cho những người khiếm thị nhưng không tôn trọng nhu cầu của các thành viên. Bạn có thể đùa và trêu chọc nhau nhưng miễn là phải dành cho đối phương sự tôn trọng cơ bản.
Nagle cho biết: "Hy vọng rằng người khiếm thị, phụ nữ và người dân tộc thiểu số không cần phải tìm sự công bằng trong ngành thông tin nữa vì nó phải là điều hiển nhiên”. Nagle còn cho biết cách tốt nhất để giữ cho môi trường làm việc của mình không rơi vào tình trạng hiểu lầm lẫn nhau là phải dành cho nhau sự đồng cảm. Bởi vì “nếu bạn tôn trọng mọi người, tức là bạn có thể loại bỏ những cảm giác bất công".
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.