Lại tranh cãi ‘bỏ tù’ người mua dâm

04/04/2016 08:34 GMT+7

Liên quan đến đường dây người mẫu mua bán dâm 1.000 USD, sau khi TAND TP.HCM đưa ra xét xử và tuyên án, nhiều bạn đọc cho rằng phải xử lý hình sự hành vi mua bán dâm chứ không riêng gì môi giới mại dâm.

Liên quan đến đường dây người mẫu mua bán dâm 1.000 USD, sau khi TAND TP.HCM đưa ra xét xử và tuyên án, nhiều bạn đọc cho rằng phải xử lý hình sự hành vi mua bán dâm chứ không riêng gì môi giới mại dâm.

Các bị cáo trong đường dây người mẫu bán dâm giá 1.000 USD sau phiên tòa ngày 31.3 - Ảnh: Phan ThươngCác bị cáo trong đường dây người mẫu bán dâm giá 1.000 USD sau phiên tòa ngày 31.3 - Ảnh: Phan Thương
Cũng tại phiên tòa nói trên, một lần nữa, quan điểm về việc xử lý hình sự đối với người mua dâm lại được đặt ra. Luật sư (LS) bào chữa cho bị cáo Lê Bảo Lộc (43 tuổi, còn gọi là Lộc "pê đê", ngụ Q.5) đã đặt vấn đề xử lý đối với hai khách mua dâm là D. và L. Theo đó, LS cho rằng các cơ quan tố tụng bỏ lọt tội phạm đối với D., L. - là những người mua dâm. Tuy nhiên, tòa phân tích, Cơ quan điền tra đã xử lý đúng mức độ đối với hành vi này là xử phạt hành chính vì đối tượng mua dâm không nằm trong đối tượng xử lý của Bộ luật Hình sự.
Xung quanh vấn đề này, LS Nguyễn Thành Công (Đoàn luật sư TP.HCM) chia sẻ về quan điểm cũng như cơ sở pháp lý.
Xử lý hình sự hành vi mua dâm nhằm lan truyền HIV
Quy định của pháp luật hiện hành để xử lý về hành vi mua dâm đã khá đầy đủ trong xử lý hành chính lẫn hình sự. Nghị định 167/2013 quy định đầy đủ các mức xử phạt về các hành vi liên quan đến mua bán dâm cho đến tổ chức, môi giới….ở mức độ chưa phải là tội phạm. Theo đó, tại Điều 22, mức phạt đối với hành vi mua dâm là từ 500.000 - 1 triệu đồng; hành vi mua dâm nhiều người cùng một lúc phạt từ 2 triệu - 5 triệu đồng; hành vi lôi kéo người khác cùng mua dâm phạt từ 5 triệu - 10 triệu đồng.
Về xử lý hình sự, hành vi mua dâm chỉ bị truy cứu khi thực hiện với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi và hành vi dù mua dâm nhưng từ 13 đến dưới 16 tuổi thuộc tội danh “Giao cấu với người trẻ em” và dưới 13 tuổi thì thuộc tội “Hiếp dâm”.
Rõ ràng, quan điểm truy cứu trách nhiệm pháp lý của nước ta đối với hành vi mua dâm là không nặng nề. Đặc biệt mua dâm người đã thành niên thì không được xem là tội phạm trong mọi trường hợp. Ngoại lệ trường hợp duy nhất, mua dâm nhằm lan truyền HIV thì bị xử lý hình sự.
Ở góc độ xử lý bằng trách nhiệm hành chính thì số tiền phạt không lớn nếu không muốn nói rằng không bằng số lẻ tiền mua dâm.
Bên cạnh đó, Điều 22, Nghị định 187/2004 quy định người mua dâm là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước hoặc thuộc lực lượng vũ trang thì cơ quan xử lý phải thông báo cho người đứng đầu cơ quan chủ quản để xem xét và quyết định hình thức kỷ luật. Tuy nhiên qua tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh phòng chống mại dâm tại Hà Nội thì không xử lý trường hợp nào theo hình thức “bêu tên” trên.
Mỗi nước, mỗi kiểu
Mục đích của người mua dâm chỉ vì có nhu cầu về tình dục và đây là nhu cầu thuộc về bản năng của con người mà bản năng ấy ở đàn ông thường cao hơn. Khi đã là bản năng thì đó là chuyện đương nhiên, thuộc về phạm trù bức thiết dẫn đến xuất hiện thị trường mại dâm hình thành và phát triển, không phải muốn bài trừ là bài trừ được.
Tùy theo các giai đoạn lịch sử hay chế độ xã hội khác nhau mà thị trường này mạnh mẽ phát triển một cách hợp pháp hay âm thầm tồn tại trái phép.
Mại dâm theo như lịch sử phát triển của thế giới được xem như là nghề cổ xưa nhất, chỉ sau nghề đúc tiền. Tuy nhiên, do “nghề” này phụ thuộc nhiều vào truyền thống văn hóa và tín ngưỡng nên trên thế giới, chính sách quản lý của mỗi quốc gia có sự khác nhau: thừa nhận hay không thừa nhận nó là “nghề”.
Một số nước coi mại dâm là bất hợp pháp, nghiêm cấm mại dâm dưới mọi hình thức và người bán dâm bị trừng phạt nghiêm khắc bằng hình phạt tù như: Cu Ba, Ai Cập, Ấn Độ, Iran…
Bầu chọn
Theo bạn, có nên xử lý hình sự người mua dâm hay không?
Nhưng một số nước lại thừa nhận mại dâm, đưa mại dâm vào quy hoạch và Chính phủ quản lý mại dâm dưới mọi hình thức như tổ chức thành khu vực cho phép kinh doanh mại dâm; người bán dâm phải đăng ký hoạt động, cấp giấy chứng nhận hành nghề, khám sức khỏe bắt buộc. Mô hình này được thực hiện ở Đức, Pháp, Hà Lan, Indonesia…
Có nước chấp chấp nhận mại dâm nhưng không tổ chức đăng ký mại dâm, không cấp phép cơ sở kinh doanh mại dâm và không truy tố hình sự các tội phạm liên quan đến mại dâm mại dâm như: Áo, Bỉ, Brazil, Canada…
Ngoài ra, Thái Lan, Ý, Nhật Bản lựa chọn cho đất nước mình một mô hình thực thi chọn lọc, tức trong hệ thống pháp luật, mại dâm vẫn có thể bị cấm ở hình thức mại dâm trẻ em, môi giới mại dâm, kinh doanh mại dâm. Tuy nhiên, việc quản lý mại dâm được thực thi thông qua các chính sách dưới luật, cho phép một số khu vực, hoặc đối tượng nhất định; không xử phạt hành vi bán dâm
Như vậy, số lượng các quốc gia trên thế giới công nhận mại dâm là một nghề không phải ít. Ở những nước xem hành vi này là bất hợp pháp thì toàn bộ hoạt động bình thường trong “tư thế” lén lút.
Ở VN, mại dâm không được hợp pháp hóa vì ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về văn hóa truyền thống, giá trị đạo đức gia đình; đồng thời, để quản lý được hoạt động này là một điều ai cũng nghĩ khó tưởng… Tuy nhiên, mại dâm từ trước tới nay mặc dù cấm thì bản thân hành vi mua bán dâm và các dịch vụ nhạy cảm vẫn len lỏi tồn tại trong cuộc sống bằng nhiều hình thức khác nhau.
Theo số liệu thống kê đầu năm 2015, TP.HCM có khoảng 58 tụ điểm, tuyến đường phát sinh tệ nạn mại dâm thuộc 60 phường, xã. Số nữ tiếp viên có nghi vấn bán dâm nơi công cộng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" là khoảng 5.700 người.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.