Ký sự Organic - Kỳ 14: Quỳ hoa bảo điển

20/10/2014 09:50 GMT+7

(TNO) 'Các nhà khoa học nghiên cứu tự nhiên vì nó đẹp. Nếu tự nhiên không đẹp thì nó không đáng để biết, nếu nó không đáng để biết thì cuộc sống không đáng để sống' - nhà toán học Henri Poincaré

>> Ký sự Organic - Kỳ 1: Cây cỏ hết hồn nhiên
>> Ký sự Organic - Kỳ 2: Bài ca không dễ hát
>> Ký sự Organic - Kỳ 3: Mặc kệ nó
>> Ký sự Organic - Kỳ 4: Lớp học heo gà
>> Ký sự Organic - Kỳ 5: Rằng hay thì thật là hay…
>> Ký sự Organic - Kỳ 6 : Những con chó dạy ta điều gì ?
>> Ký sự Organic - Kỳ 7: Nỗi ám ảnh GMO và chất độc da cam
>> Ký sự Organic - Kỳ 8: Bệnh tật từ đâu tới ?
>> Ký sự Organic - Kỳ 9: Con đỉa và cây cỏ lào
>> Ký sự Organic - Kỳ 10: Tưởng nhớ món mì Quảng
>> Ký sự Organic - Kỳ 11: Nói leo qua 'lợi ích nhóm
>> Ký sự Organic - Kỳ 12: Cuộc chiến với túi nilon
>> Ký sự Organic - Kỳ 13: Thử 'trốn chạy' hóa chất

 
Một mô hình trồng dâu tây sạch ở nhà vườn Đà Lạt - Ảnh: Linh San

Khoa học đã đạt được những bước tiến kỳ vĩ trên đường con người khám phá tự nhiên. Nhưng mỗi một bước tiến của khoa học đều kéo theo mỗi một bước lùi của con người với tư cách là một sinh vật trên đường tiến hóa. Khoa học tự nó không có tội, tội lỗi do chính sự ngạo mạn tưởng có thể dùng khoa học để “thế thiên hành đạo”.

Trong diễn từ nhận giải Nobel kinh tế năm 1974, nhà kinh tế học Friedrick Hayek đã gây sốc khi tuyên bố những tri thức về kinh tế học hiện đại là “tri thức ngụy tạo”. Hayek cho rằng, từ những thành tựu ngoạn mục trong khoa học tự nhiên, người ta đã đem những phương pháp của vật lý học và toán học áp dụng trong lĩnh vực xã hội ngày càng rộng rãi với ảo tưởng có thể điều khiển được nền kinh tế và lèo lái xã hội vận hành theo ý chí chủ quan của mình. Ngay từ nửa đầu thế kỷ 20, ông đã cảnh báo “chủ nghĩa duy khoa học” sẽ gây tác hại khôn lường cho xã hội loài người. Sự sụp đổ của nền kinh tế kế hoạch Liên Xô và Đông Âu cũ cũng như sự khủng hoảng nợ công từ các nhà nước phúc lợi châu Âu đã minh chứng lời cảnh báo của Hayek. Thiên hạ sẽ phải túc tắc quay về với “bàn tay vô hình” của Adam Smith để quản lý kinh tế, quản lý xã hội như những người làm vườn … organic.

Nhưng những gì Hayek nói về các khoa học xã hội cũng đúng ngay cả đối với các môn khoa học tự nhiên. Xin nhắc lại một câu chuyện cũ rích trong lịch sử khoa học. Vào cuối thế kỷ 19, Henri Poincaré, nhà toán học vĩ đại người Pháp, từ một “sai sót không quan trọng” khi giải bài toán ba vật thể của Newton, đã chỉ ra rằng, với những sai số vô cùng nhỏ - những sai số mắt thường không thấy được - của những dữ liệu ban đầu, có thể biến thành sự khác biệt khổng lồ trong kết quả dự đoán, rằng muốn đạt được sự chính xác của dự đoán thì các dữ liệu ban đầu phải chính xác tuyệt đối, mà để có những dữ liệu chính xác tuyệt đối là điều không thể, dù trong tương lai máy móc đo đạc có tinh xảo tới đâu. Ông đã đặt nền móng cho một lý thuyết mới, đó là thuyết hỗn độn (Chaos theory) gây chấn động một thời trong giới khoa học, chỉ ra sự giới hạn của việc dùng toán học và vật lý học để dự đoán sự chuyển động của các vật thể trong vũ trụ. Mãi cho đến đầu những năm 60 của thế kỷ trước, nhà khí tượng học người Mỹ Edward Lorenz, khi lập mô hình dự báo thời tiết trên máy tính, đã làm tròn một con số mà ông nghĩ nó chỉ có một chút khác biệt bé tí tẹo không đáng kể, đã nhận được một kết quả khác biệt vô cùng lớn so với mô hình ông đã làm trước đó với cùng một thông số. Từ đó xuất hiện thuật ngữ “hiệu ứng cánh bướm”, một con bướm vỗ cánh trên cây bưởi vườn nhà tôi ở Bình Thuận, sau hai năm biết đâu sẽ biến thành một cơn bão cấp 8 ở New York (Mỹ). Chaos theory từ đó mới thổi làn gió khiêm nhường vào giới khoa học.

 

Các nhà khoa học cảnh báo loài người hiện nay chết già rất ít mà chủ yếu là chết vì bệnh. Chết già là sự viên mãn, là hạnh phúc của con người, còn chết bệnh là cái chết tức tưởi. Cái gọi là tuổi thọ bình quân cao ở các nước “văn minh” phương tây chẳng có bao nhiêu ý nghĩa.

Dùng hóa chất và công cụ y học để kéo dài sự sống, đoạn sống được kéo dài đó nhiều khi chỉ là cái chết lâm sàng.

Các nhà khoa học chân chính biết rõ giới hạn của tri thức nên họ ngày càng trở nên khiêm nhường trước tự nhiên. Họ khám phá tự nhiên để chiêm ngưỡng vẻ đẹp vẹn toàn của nó, để thấy mình đáng sống vì mình là một thành tố của vẻ đẹp vẹn toàn đó, “nếu tự nhiên không đẹp thì nó không đáng để biết, nếu nó không đáng để biết thì cuộc đời không đáng để sống” (Poincaré).

Nhưng các chính khách, nhất là các chính khách ở các nước lớn và các nhà tài phiệt thì không. Khoa học không chỉ được họ lạm dụng để giết người hàng loạt mà còn được sử dụng bừa bãi để kiếm lợi nhuận và dùng lợi nhuận nhân danh văn minh chọc thủng mọi thứ thành trì  ở mọi quốc gia để kiếm siêu lợi nhuận. Lòng tham, sự kiêu ngạo, tính thiển cận và thói bầy đàn của nhân loại luôn luôn tiếp tay cho việc lạm dụng khoa học. Hậu quả là trái đất ngày càng tiêu điều xơ xác, môi trường sống bị thu hẹp, loài người trở nên bệnh hoạn yếu ớt.

Các nhà khoa học cảnh báo loài người hiện nay chết già rất ít mà chủ yếu là chết vì bệnh. Chết già là sự viên mãn, là hạnh phúc của con người, còn chết bệnh là cái chết tức tưởi. Cái gọi là tuổi thọ bình quân cao ở các nước “văn minh” phương tây chẳng có bao nhiêu ý nghĩa. Dùng hóa chất và công cụ y học để kéo dài sự sống, đoạn sống được kéo dài đó nhiều khi chỉ là cái chết lâm sàng.

Sự lạm dụng khoa học mới nhất là sử dụng công nghệ sinh học để tạo ra thực phẩm biến đổi gen, bất chấp những phản đối của đông đảo các nhà khoa học, nó nhảy phóc và siêu thị và nhanh chóng lan tràn ra khắp thế giới. Người ta đã dựa vào những tuyên bố nước đôi của Tổ chức Y tế Thế giới, rằng loại thực phẩm này phải được chứng nhận không có nguy cơ về sức khỏe với con người dựa theo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm do tổ chức này thiết lập mới được đưa ra thương mại hóa. Nhưng hãy nhớ, thuốc diệt côn trùng DDT từng được Tổ chức y tế thế giới khẳng định là vô hại với con người và môi trường và nó đã được đem phủ khắp hành tinh. Hàng chục năm sau, cũng chính Tổ chức y tế thế giới khẳng định nó gây ra bệnh ung thư và hủy hoại môi trường. Lệnh cấm đã ban ra, nhưng hậu quả thì hàng chục, hàng trăm năm chưa chắc đã khắc phục xong.

Để kết thúc ký sự này, tôi nhớ tới câu chuyện luyện Quỳ hoa bảo điển (hay Tịch tà kiếm phổ) trong tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung. Quỳ hoa bảo điển là bí kíp võ công thượng thặng, ai luyện được nó có thể làm bá chủ võ lâm. Vị cao nhân phát minh ra nó, ban đầu có lẽ xuất phát từ việc say mê vẻ đẹp của võ học, đã thấy ngay hậu quả khôn lường nếu nó lọt ra giang hồ, không chỉ vì những chiêu thức tàn độc của nó mà còn gây nguy hại cho chính người luyện, vì muốn luyện được nó phải tự thiến mình, bởi vậy nên ông đã cất giấu hết sức bí mật. Nhưng càng bí mật càng cuốn hút thiên hạ tìm kiếm. Cuối cùng có 3 người lấy được và luyện thành công sau khi hủy hoại thân thể của mình, là Đông Phương Bất Bại, Lâm Bình Chi và Nhạc Bất Quần. Lâm Bình Chi vì để trả thù nên mù quáng, là kẻ đáng thương. Đông Phương Bất Bại làm ác không che giấu, là một kẻ nguy hiểm. Nhưng nguy hiểm nhất là Nhạc Bất Quần, là kẻ miệng nói thiện nhưng luôn luôn hành ác. Sự lạm dụng khoa học ngày nay so với việc luyện Quỳ hoa bảo điển xem ra không khác mấy.

Riêng về chuyện ăn ở, dù quá muộn và quá chậm chạp, nhưng nhân loại đang quay đầu, bắt đầu từ bỏ những món Quỳ hoa bảo điển để hướng về những khu vườn tự nhiên, những khu vườn Organic. Có nhiều bằng chứng cho thấy, sản xuất nông nghiệp theo cách truyền thống thân thiện hài hòa với thiên nhiên, nếu được mở rộng vẫn đủ thực phẩm, cho hiện tại và cho tương lai của nhân loại. Sống hài hòa với thiên nhiên, con người cũng sẽ sống hòa bình với nhau, để cùng nhau chiêm ngưỡng vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hóa và vẻ đẹp kỳ vĩ vô tư của khoa học, cũng là vẻ đẹp của chính mình.

LOẠT KÝ SỰ NHIỀU KỲ "GIẢI MÃ" PHẠM XUÂN ẨN 
CỦA NHÀ BÁO HOÀNG HẢI VÂN

>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ cuối
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 16
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 15
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 14
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 13
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 12
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 11
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 10
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 9
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 8
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 7
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 6
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 5
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 4
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 3
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 2
>> “Giải mã” Phạm Xuân Ẩn - Kỳ 1
>> Khởi đăng ký sự nhiều kỳ: "Giải mã" Phạm Xuân Ẩn

Hoàng Hải Vân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.