Không nên 'làm khó' người nước ngoài về thanh toán khi mua nhà

12/08/2014 10:49 GMT+7

(TNO) Thảo luận những vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau của dự luật Nhà ở sửa đổi sáng nay 12.8, có ý kiến đề nghị không nên phân biệt cách thức thanh toán tiền mua nhà giữa người mua nhà trong nước với người nước ngoài như dự luật quy định.

(TNO) Thảo luận những vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau của dự luật Nhà ở sửa đổi sáng nay 12.8, có ý kiến đề nghị không nên phân biệt cách thức thanh toán tiền mua nhà giữa người mua nhà trong nước với người nước ngoài như dự luật quy định.

>> Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam: An tâm chọn Phú Mỹ Hưng
>> Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam: Tín hiệu lạc quan từ Phú Mỹ Hưng
>> Tạo thuận lợi cho người nước ngoài mua nhà
>> Nới điều kiện người nước ngoài mua nhà: Thị trường bất động sản có ấm lên ?
>> Nới" điều kiện người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam
>> Cần thêm “cửa” cho người nước ngoài mua nhà, đất

Báo cáo những vấn đề giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay về quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Điều 156, qua thảo luận, hầu hết đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thống nhất với quy định của dự thảo Luật về việc mở rộng đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Tuy nhiên, các ĐB cho rằng cần đánh giá việc thực hiện chính sách đã ban hành cũng như nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong khu vực để bảo đảm tính khả thi. “Một số ý kiến khác cho rằng, cần quy định chặt chẽ hơn về thời hạn cư trú tại Việt Nam cũng như các điều kiện hạn chế cụ thể khác để tránh đầu cơ, gây lũng đoạn thị trường nhà ở tại Việt  Nam; cần có quy định để phòng, chống rửa tiền thông qua việc mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài”, ông Lý báo cáo.

Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, quy định như dự Luật không chỉ nhằm thu hút vốn của nước ngoài vào Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản trong nước phát triển, phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặt khác, theo ông Lý, với quy định chặt chẽ về điều kiện được mua nhà ở là chỉ áp dụng cho các đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam; chỉ cho phép mua nhà ở thương mại trong các dự án phát triển nhà ở tại khu vực không cấm người nước ngoài cư trú, đi lại; chỉ được mua loại nhà ở có giá bán cao hơn mức giá do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ… thì sẽ không làm ảnh hưởng đến chính sách về nhà ở trong nước, đặc biệt là không ảnh hưởng đến các đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở.
“Với các quy định chặt chẽ như vậy thì vấn đề quốc phòng, an ninh vẫn được bảo đảm và cũng không nên quy định thêm về điều kiện cư trú”, ông Lý nêu ý kiến thường trực cơ quan thẩm tra.

Mặc dù vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị tiếp thu và bổ sung quy định chặt chẽ về phương thức thanh toán để phòng, chống việc rửa tiền, cụ thể là việc thanh toán tiền mua nhà ở phải được thực hiện thông qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền không đồng tình với quan điểm trên. Theo ông Quyền, việc chống rửa tiền đã được điều chỉnh bởi các quy định khác, còn khi đã cho phép người nước ngoài mua nhà, với các điều kiện chặt chẽ như đã nêu trên, thì không cần phải phân biệt đối xử giữa người mua nhà trong nước và người mua nhà là người nước ngoài bằng việc thắt chặt quy định về thanh toán với các đối tượng mua nhà là người nước ngoài như dự luật quy định.

“Mình quy định chặt chẽ theo cách đó chỉ gây cản trở về thủ tục, không cần thiết, người VN thanh toán thế nào thì họ cũng được thanh toán thế ấy. Còn việc chống rửa tiền mình dùng biện pháp khác, chứ không nên bằng rào cản này cản trở người mua nhà”, ông Quyền đề nghị.

Bảo Cầm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.