'Không đưa người nghiện đi cai thì lòng dân bất an'

08/05/2015 20:25 GMT+7

(TNO) Chiều 8.5, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội làm việc với UBND TP.HCM liên quan đến việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn thành phố.

(TNO) Chiều 8.5, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội làm việc với UBND TP.HCM liên quan đến việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn thành phố.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận (đứng): Không đưa người nghiện đi cai thì lòng dân bất an !Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận (đứng): "Không đưa người nghiện đi cai thì lòng dân bất an" - Ảnh: Đình Phú
Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận, nếu không đưa người nghiện đi cai bắt buộc thì tình hình an ninh trật tự trên địa bàn diễn biến phức tạp, lòng dân bất an.

Có ý kiến nói rằng tại sao phải dùng tiền ngân sách để bao cấp cho người nghiện, phải kiếm một hòn đảo nào đó đưa họ ra đó trồng dưa tự cung tự cấp để khỏi làm phiền xã hội, nhưng tôi thấy đây là một vấn đề xã hội. Nếu mình không lo thì sẽ tạo ra nhiều hệ lụy. Người nghiện mà không kiểm soát được, gây mất an ninh trật tự thì lòng dân bất an

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận

Thực tế từ ngày 5.12.2014 (thời điểm thành phố đưa người nghiện đi cai bắt buộc) đến nay, tình hình phạm pháp hình sự giảm, người dân an tâm hơn mỗi khi ra đường.
Tuy nhiên, để làm được việc này thì buộc phải chi tiền từ ngân sách. Riêng để cung cấp methadone (điều trị nghiện bằng chất thay thế) cho 8.000 người nghiện ở cộng đồng thì đã cần đến khoản ngân sách 30 tỉ đồng/năm. Việc đưa người nghiện vào cơ sở xã hội để cắt cơn, giải độc, ổn định tâm lý cũng tốn hơn 4 triệu đồng/người.
“Có ý kiến nói rằng tại sao phải dùng tiền ngân sách để bao cấp cho người nghiện, phải kiếm một hòn đảo nào đó đưa họ ra đó trồng dưa tự cung tự cấp để khỏi làm phiền xã hội, nhưng tôi thấy đây là một vấn đề xã hội. Nếu mình không lo thì sẽ tạo ra nhiều hệ lụy. Người nghiện mà không kiểm soát được, gây mất an ninh trật tự thì lòng dân bất an”, ông Thuận nói.
Ông Huỳnh Công Hùng, Ủy viên Thường trực HĐND TP.HCM, nhìn nhận thực tế cai nghiện ở cộng đồng hiện nay còn nhiều bất cập. Toàn thành phố không có trường hợp nào đăng ký cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng.
Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP, cuối năm 2014, TP.HCM có gần 20.000 người nghiện. Đáng lo ngại là số người nghiện mới có xu hướng trẻ hóa và sử dụng nhiều loại ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp rất nguy hiểm và diễn biến phức tạp.
Qua gần 5 tháng thực hiện đề án đưa người nghiện đi cai, tổng số người được phát hiện ở khu vực công cộng có biểu hiện nghi vấn sử dụng ma túy là 9.592 người. Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn đã ban hành 3.193 quyết định đưa người nghiện ma túy thuộc diện lang thang vào các cơ sở xã hội để quản lý, cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý, trong đó tòa án xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với 2.015 trường hợp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.