Khó kiểm soát chất lượng dược liệu

13/10/2012 15:29 GMT+7

(TNO) Ông Phạm Vũ Khánh, Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền, Bộ Y tế cho biết: Không như tân dược, chất lượng dược liệu rất khó kiểm soát, bởi tân dược có ghi chú hoạt chất, hàm lượng hoạt chất nhưng dược liệu thì không như vậy.

>> Ngăn chặn dược liệu kém chất lượng vào bệnh viện
>> Nấm mốc có thể là “nhà máy dược liệu”
>> Niêm phong gần 1 tấn dược liệu nhập lậu
>> A-ti-sô - dược liệu và thực phẩm quý
>> Trồng dược liệu sạch trên Núi Cấm
>> Cạn kiệt dược liệu quý
>> Khai thác dược liệu phải đi đôi với bảo tồn
>> Sử dụng dược liệu trong phòng và điều trị các bệnh ung thư hay gặp ở phụ nữ

 dược liệu
Ông Phạm Vũ Khánh cho biết, khó kiểm soát được chất lượng dược liệu - Ảnh: Ngọc Thắng

Ông Khánh dẫn chứng: “Đơn cử như sâm, một loại dược liệu khá phổ biến. Nếu nhìn bên ngoài hình dáng, kích thước của sâm 2 năm tuổi, 3 năm hay 5 năm tuổi là không khác nhau, và như vậy rất khó biết được chất lượng thực của sâm vì chất lượng gắn với tuổi của sâm". 

Kho bảo quản dược liệu không đủ điều kiện cũng có thể khiến dược liệu bị ẩm nấm mốc, nhiễm bụi tạp chất ảnh hưởng xấu đến chất lượng, biến đổi hàm lượng hoạt chất trong dược liệu. Nấm mốc làm giảm chất lượng dược liệu, tiết men phân huỷ hoạt chất trong dược liệu, tiết các độc tố gây bệnh.

“Dược liệu bị nhuộm màu là vấn đề cần kiểm soát chặt vì có dược liệu bị giả mạo, bị nhuộm màu công nghiệp”, ông Khánh lưu ý.

Ngoài ra, còn việc sử dụng không đúng bộ phận dùng. Hay có loại dược liệu còn bị nhầm lẫn loài như: Dây đau xương, Tang ký sinh, Ý dĩ, Thăng ma, Hoàng kỳ. Theo ông Khánh: “Việc sử dụng không đúng ảnh hưởng đến tác dụng của bài thuốc”.

Dược liệu “rác”

 dược liệu
Điều kiện phơi, bảo quản không đảm bảo khiến dược liệu dễ nhiễm tạp chất
- Ảnh: Ngọc Thắng

Theo khảo sát của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Y tế, 15% dược liệu được kiểm tra bị mốc, không đủ tiêu chuẩn theo dược điển.

Thậm chí, một chuyên gia của ĐH dược Hà Nội cho biết: “Do hám  lợi, một số dược liệu bị thay thế bởi các nguyên liệu rẻ tiền hơn, chất lượng kém hơn, như: Hoài sơn thay bằng Củ cọc, củ mỡ". Chuyên gia này cũng cảnh báo: Có tình trạng nhà sản xuất còn sử dụng chì để bọc viên, đánh bóng dược liệu; sử dụng một số hóa chất để bảo quản như: xông diêm sinh thậm chí là sunfua kẽm gây độc hại cho cơ thể .

“Để ngăn chặn dược liệu kém chất lượng, thuốc y học cổ truyền sản xuất từ nguồn dược liệu không đảm bảo, Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát chất lượng các dược liệu. Riêng đối với 4 vị thuốc: Hoàng hoa, Bạch Linh, Thỏ ti tử, Hoài sơn, các cơ sở y học cổ truyền chỉ được sử dụng khi có kết quả kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng đối với từng lô thuốc được nhập vào cơ sở khám chữa bệnh. Đây là 4 vị đã bị phát hiện có trộn tạp chất, nhuộm màu và giả mạo”, ông Khánh cho biết.

Với các đơn vị trong kho còn 4 vị thuốc này, cần niêm phong, bảo quản và gửi mẫu kiểm nghiệm, chỉ sử  tiếp tục sử dụng sau khi có kết quả đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Liên Châu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.