Khai mạc Đại hội Đảng XII: Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ

22/01/2016 06:52 GMT+7

Hôm qua, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội, với sự tham dự đông đủ của 1.510 đại biểu chính thức. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điều hành phiên khai mạc.

Hôm qua, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội, với sự tham dự đông đủ của 1.510 đại biểu chính thức. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điều hành phiên khai mạc.

Các đại biểu dự phiên khai mạc - Ảnh: TTXVNCác đại biểu dự phiên khai mạc - Ảnh: TTXVN
Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết Đại hội Đảng XII sẽ đi sâu kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, nhìn lại 30 năm đổi mới, rút ra những bài học, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong 5 năm tới; đồng thời kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XI; bầu Ban Chấp hành T.Ư khóa XII gồm các đồng chí tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực lãnh đạo, bản lĩnh và trí tuệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thể chế hóa, cụ thể hóa các nguyên tắc về xây dựng Đảng. Tiếp tục ban hành và thực hiện các quy định, quy chế, cơ chế trong công tác cán bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp; trong đó có quy chế về việc đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp
Báo cáo chính trị tại Đại hội XII

Sau diễn văn khai mạc của Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Đoàn Chủ tịch đọc báo cáo của Ban Chấp hành T.Ư khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng.
Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc
Báo cáo chính trị trình đại hội do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày nhấn mạnh đến việc tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch…Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Báo cáo khẳng định việc bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế... nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới…
Tôn trọng những điểm khác biệt
Nói về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dân chủ XHCN; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, Báo cáo khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng VN, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước VN hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc…
Tiếp tục phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. “Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân”.
Trên cơ sở đó, thể chế hóa và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Việc phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương và đề cao đạo đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân.
Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi...
Báo cáo nêu, 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã kiên trì, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ then chốt về xây dựng Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạt được những kết quả quan trọng. Các cấp ủy, tổ chức Đảng từ T.Ư đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện bài bản, quyết liệt Nghị quyết T.Ư 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị, góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực, suy thoái trong Đảng.
Dự đại hội có nguyên Tổng bí thư: Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước: Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết; nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; các vị nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên phó thủ tướng, nguyên ủy viên T.Ư Đảng; các bà mẹ VN anh hùng, các nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo tiêu biểu.

Tuy nhiên, trong thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, một số việc chưa đạt mục tiêu đề ra. Trong tự phê bình và phê bình, tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm vẫn còn khá phổ biến; một số cán bộ, đảng viên chưa tự giác nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trước những hạn chế, khuyết điểm trong công việc được giao. Trên một số vấn đề, qua kiểm điểm của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp từ T.Ư đến cơ sở vẫn chưa làm rõ thực chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình, xảy ra ở đâu, ai chịu trách nhiệm. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định của Đảng và Nhà nước theo hướng đề cao hơn trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân chưa thực hiện được. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước…
Báo cáo nhấn mạnh trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI. Các cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ T.Ư đến cơ sở phải nghiêm túc, tự giác và có kế hoạch, biện pháp phù hợp để khắc phục, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm.
Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Thể chế hóa, cụ thể hóa các nguyên tắc về xây dựng Đảng. Tiếp tục ban hành và thực hiện các quy định, quy chế, cơ chế trong công tác cán bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp; trong đó có quy chế về việc đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp.
Bên cạnh đó, đổi mới công tác bầu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ... để lựa chọn những người thực sự có đức, có tài giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài.
Đồng thời, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những hành vi dung túng, bao che cho khuyết điểm, vi phạm của tổ chức Đảng và đảng viên, công khai kết quả xử lý.
Những nhiệm vụ trọng tâm
Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn đặt ra trong nhiệm kỳ Đại hội XII, Tổng bí thư nhấn mạnh đến 6 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện khi triển khai toàn diện, đồng bộ nghị quyết của đại hội trên các lĩnh vực. Trong đó, nhiệm vụ số 1 đặt ra là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Nhiệm vụ đáng chú ý khác là tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược; cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.