Hình ảnh xúc động về 'cô bộ đội và em bé' hội ngộ cầu Tài Hồ Sìn

20/12/2016 16:45 GMT+7

Cầu Tài Hồ Sìn là nơi hội ngộ xúc động giữa nhà báo Trần Mạnh Thường với “cô bộ đội và em bé”, nhân vật trong bức ảnh cách đây 37 năm anh chụp, để viết lên câu chuyện đẹp về tình quân dân.

Cuộc gặp gỡ đặc biệt của 3 nhân chứng lịch sử ở một địa danh lịch sử trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc do Báo Thanh Niên tổ chức vừa diễn ra chiều nay, 20.12, tại cầu Tài Hồ Sìn (xã Bạch Đằng, H.Hoà An, tỉnh Cao Bằng).
Đúng 14 giờ, chiếc xe cứu thương chở “cô bộ đội” là bà Mùi đã đến đích cầu Tài Hồ Sìn để gặp gỡ “em bé” năm xưa - chị Hoàng Thị Thu Hiền và nhà báo Trần Mạnh Thường.
37 năm sau chiến tranh biên giới phía Bắc, “cô bộ đội” Bùi Thị Mùi chưa từng nghĩ có ngày trở lại chiến trường xưa. Nhưng hôm nay, điều ao ước bấy lâu nay đã thành sự thật. Khi bà Mùi ngồi trên xe lăn, được “em bé” Hoàng Thị Thu Hiền cùng đồng đội đẩy đi dạo trên cây cầu Tài Hồ Sìn, chứng kiến sự thay da đổi thịt ở nơi từng là chiến trường quân ta đã giành giật từng ngọn đồi, con suối khi chặn đánh quân xâm lược tràn sang từ bên kia biên giới.

tin liên quan

'Cô bộ đội 37 năm trước' phải nằm liệt giường
Tấm hình nữ quân nhân khoác súng, bế cứu bé gái 3 tuổi do NSNA Trần Mạnh Thường chụp đăng trên Báo Quân đội nhân dân vào cuối tháng 2.1979 là một trong những bức ảnh khắc họa chân thực nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc (1979 - 1989).
Chuẩn bị cho chuyến đi ý nghĩa nhất cuộc đời này, bà Mùi phải luyện tập, nhờ bác sĩ truyền thuốc, nước hoa quả để sức khoẻ ổn định. Khởi hành từ quê nhà Phú Thọ lên cây cầu Tài Hồ Sìn, bà Mùi phải nằm trên cáng, chở bằng xe cứu thương có bác sĩ đi kèm.
Mệt mỏi đường xa dường như tan biến, khi người cựu binh này được hội ngộ cùng “em bé” năm xưa từng được bà bế trên đường rút về hậu cứ, tránh cuộc tấn công của quân Trung Quốc. Đặc biệt, cuộc gặp còn có nhà báo Trần Mạnh Thường, người bấm máy tấm ảnh nổi tiếng về tình quân dân trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
Sau 37 năm, 3 nhân chứng lịch sử này được hội ngộ trên cây cầu từng là chiến trường xưa để kể về những ký ức đẹp về tình quân dân thắm thiết. Khi người lính sẵn sàng nhận hiểm nguy để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an toàn cho người dân thoát khỏi vòng vây của quân xâm lược.
co-bo-doi-va-em-be
Bà Mùi phải nằm cáng, được xe cứu thương vận chuyển từ quê nhà lên Cao Bằng thăm lại chiến trường xưa Ảnh Độc Lập
co-bo-doi-va-em-be
Trên đường di chuyển, bà Mùi liên tục được tiêm thuốc trợ lực để đảm bảo sức khoẻ Ảnh Độc Lập
co-bo-doi-va-em-be
co-bo-doi-va-em-be
Bà Mùi được bế, đưa ra khỏi cáng cứu thương để ngồi xe lăn thăm lại cầu Tài Hồ Sìn
co-bo-doi-va-em-be
Nhà báo Trần Mạnh Thường mừng vui khi gặp lại "cô bộ đội" trong tấm ảnh ông bấm máy cách đây 37 năm khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc vừa mở đầu Ảnh Độc Lập
co-bo-doi-va-em-be
Nhà báo Trần Mạnh Thường bấm máy lưu lại khoảnh khắc đặc biệt của cuộc hội ngộ hôm nay trên cầu Tài Hồ Sìn Ảnh Độc Lập
co-bo-doi-va-em-be
Cũng chính cây cầu Tài Hồ Sìn này, 37 năm về trước ông Thường ghi lại khoảnh khắc đẹp đẽ của tình quân dân trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc Ảnh Trần Mạnh Thường
co-bo-doi-va-em-be
Bà Bùi Thị Mùi bật khóc khi thăm lại chiến trường xưa, gặp lại "cô bé" mình từng cứu mạng và nhà báo Trần Mạnh Thường Ảnh Độc Lập
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.