Giải mã bức phác họa dung tội phạm: Đôi mắt và cái miệng biết nói

29/10/2015 15:52 GMT+7

(TNO) Nhiều vụ án mờ được phá nhờ vào những bức phác họa chân dung nghi phạm cực giống của các họa sĩ như: vụ bắt cóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện Q.7 , bắt băng cướp khét tiếng Dũng “chim xanh”... Tuy nhiên, đây lại là nghề chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam.

(TNO) Nhiều vụ án mờ được phá nhờ vào những bức phác họa chân dung nghi phạm cực giống của các họa sĩ như: vụ bắt cóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện Q.7, bắt băng cướp khét tiếng Dũng “chim xanh”... Tuy nhiên, đây lại là nghề chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam.

Mắt và miệng: quan trọng nhất
Họa sĩ Phan Vũ Linh (Giảng viên khoa Đồ họa, trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM), người phác họa chân dung thủ phạm vụ bắt cóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện quận 7 (TP.HCM) cho biết: “Tại Việt Nam công việc phác họa chân dung tội phạm thực sự không mới, từ cách đây hơn chục năm cũng đã có những họa sĩ hỗ trợ cơ quan công an bằng phác họa hung thủ, nhưng có lẽ lúc đó sức mạnh truyền thông chưa lan tỏa mạnh như bây giờ nên họ ít được biết đến”.
Bức vẽ chân dung người bắt cóc trẻ em tại bệnh viện Quận 7 của họa sĩ Phan Vũ Linh - Ảnh: Cơ quan công an cung cấpBức vẽ chân dung người bắt cóc trẻ em tại bệnh viện Quận 7 của họa sĩ Phan Vũ Linh -
Ảnh: Cơ quan công an cung cấp
Nói về những đường nét cơ bản chính trên khuôn mặt để nhận diện một người, Họa sĩ Linh phân tích: “Cấu trúc và tỉ lệ các bộ phận trên gương mặt gần như giống nhau ở tất cả mọi người. Sự khác nhau chỉ đến từ các đặc điểm riêng, ví dụ như hình dạng gương mặt (mặt trái xoan, mặt tròn, vuông, dài, ngắn,..). Hình dạng của mắt, mũi, miệng, lông mày,… cũng tạo nên điểm riêng trên khuôn mặt mỗi người”.
Bên cạnh đó, Họa sĩ Linh cũng chỉ ra các yếu tố phụ như kiểu tóc, râu ria hay phụ kiện như kính cũng góp phần mang lại cảm giác về họ mạnh hơn. Chính vì vậy, trong phim ảnh nhiều người vẫn hay thấy nhân vật hóa trang để người khác không nhận ra thường mang tóc giả hoặc đeo kính.
Trong khi đó, họa sĩ Từ Hoa Lợi (người có 55 năm gắn liền với nghề vẽ truyền thần) cho rằng khi phác họa lại chân dung thì đôi mắt và cái miệng là quan trọng nhất. Theo ông Lợi, ngoài khuôn chung của khuôn mặt thì hai bộ phận này có thể toát lên được độ tuổi, cũng như chiều cao, cân nặng của người được vẽ.
Bức họa chân dung và ảnh thật của Dũng 'chim xanh' do họa sĩ Võ Tấn Thành vẽ - Ảnh: NVCCBức họa chân dung và ảnh thật của Dũng "chim xanh" do họa sĩ Võ Tấn Thành vẽ - Ảnh: NVCC
“Mắt của người lớn tuổi khác với người trung niên và trẻ tuổi. Ví dụ người trẻ thì mắt luôn sinh động và nhanh nhạy. Người trung niên có nhiều lo toan và suy nghĩ buồn phiền nên mắt nheo hơn chứ không mở lớn như mắt người trẻ. Người già thì mắt toát lên trầm ngâm lo lắng của tuổi xế chiều. Mắt và miệng luôn song hành với nhau là như vậy”, họa sĩ Lợi chia sẻ.

Đôi mắt rất quan trọng lắm. Người hiền lành họ sẽ nhìn mình với ánh mắt hiền lành, không mở quá to. Còn người gian ác sẽ mở mắt to và nhìn thẳng hoặc liên láu với thái độ soi mói, thọc mạch như muốn hiểu rõ trong tâm mình nghĩ gì

Họa sĩ Từ Hoa Lợi

Họa sĩ Lợi tâm sự ngoài hình ảnh bên ngoài thì bức tranh cũng cần phải toát lên tâm tính của người được vẽ.
“Đôi mắt rất quan trọng lắm. Người hiền lành họ sẽ nhìn mình với ánh mắt hiền lành, không mở quá to. Còn người gian ác sẽ mở mắt to và nhìn thẳng hoặc liên láu với thái độ soi mói, thọc mạch như muốn hiểu rõ trong tâm mình nghĩ gì”, họa sĩ Lợi nhấn mạnh.
Chưa có trường lớp đào tạo
Theo họa sĩ Phan Vũ Linh, hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới chưa có chuyên ngành đào tạo cho công việc này nên đa số người phác họa chân dung tội phạm thường là xuất phát từ họa sĩ hoặc chuyên viên đồ họa.
Để có thể theo được nghề này, họa sĩ Linh cho rằng ngoài những kiến thức cơ bản về hội họa, đồ họa người họa sĩ còn cần có khả năng diễn tả bằng hình ảnh và sự quan sát tinh tế đặc điểm nhận dạng.
Họa sĩ Từ Hoa Lợi lo lắng vì không có người kế nghiệp vẽ truyền thần tại khu vực phía Nam - Ảnh: Vũ PhượngHọa sĩ Từ Hoa Lợi lo lắng vì không có người kế nghiệp vẽ truyền thần tại khu vực phía Nam -
Ảnh: Vũ Phượng
Họa sĩ Từ Hoa Lợi, người nổi tiếng với hơn nửa thế kỷ vẽ tranh truyền thần cũng chia sẻ: “Sau khi học xong Đại học tôi được một thầy hướng dẫn bằng chính kinh nghiệm đi vẽ của thầy nên có thể bám được với nghề cho tới bây giờ. Đến khi tôi làm thành thạo cũng hướng dẫn lại cho hai họa sĩ trẻ. Thu nhập trong nghề khá cao nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ tập trung từ 5 giờ trở lên cho một bức vẽ hoàn hảo nên cả hai học trò của tôi đều không trụ được trong nghề”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.