F1 nào sẽ cách ly tại nhà?

07/06/2021 05:01 GMT+7

Số F1 phải cách ly tăng gấp nhiều lần trong đợt dịch này khiến sức ép đè nặng lên các khu cách ly tập trung , đòi hỏi phải có phương thức thay đổi cho phù hợp tình hình mới.

Thay đổi trong khu cách ly tập trung

Sau khi thấy hiện tượng số F1 trong khu cách ly tập trung thành F0 có xu hướng tăng cao, có những trường hợp sau hơn 20 ngày vẫn trở thành F0, Hà Nội đã quyết định xét nghiệm tổng thể các F1 đang được cách ly. Với hành động này, chỉ trong 1 ngày 30.5, tại 1 khu cách ly tập trung và Trường Quân sự (TX.Sơn Tây) Hà Nội ghi nhận 35 trường hợp F1 trở thành F0.
Vấn đề trong việc cách ly đã được nhận diện: Cách ly vốn để kiểm soát nguy cơ, chứ không phải để gia tăng nguy cơ, nhưng mật độ quá lớn (khoảng 14 người/phòng) khiến rủi ro cho mỗi người được cách ly trở nên quá lớn, và ý nghĩa của việc cách ly phòng bệnh bị phá hỏng. Nhận ra vấn đề, Hà Nội lập tức có điều chỉnh: giãn tải các khu cách ly hiện hữu, thành lập khu cách ly mới và phân loại F1 theo cấp độ nguy cơ. Hà Nội cũng đang tính đến việc đẩy khu cách ly ra xa hơn khỏi khu vực nội thành, với sức chứa khoảng 40.000 người.

Sáng 7.6: Thêm 44 ca mắc Covid-19 trong nước tại TP.HCM và 3 tỉnh khác

Thêm 58 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh

Theo thông báo của Bộ Y tế, ngày 6.6 VN ghi nhận thêm 206 ca mắc mới, trong đó 5 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Tây Ninh (3 ca) và Kiên Giang (2 ca); 201 ca mắc do lây nhiễm trong nước ghi nhận tại Bắc Giang 121 ca, Bắc Ninh 40 ca, TP.HCM 31 ca (trong đó 28 ca liên quan nhóm truyền giáo Phục Hưng), Hà Tĩnh 5 ca, Hà Nội và Bình Dương mỗi địa phương có 2 ca.
Trong ngày 6.6, thêm 58 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Như vậy, từ đầu mùa dịch đến nay VN ghi nhận 8.747 ca mắc Covid-19 (7.191 ca ghi nhận trong nước và 1.556 ca nhập cảnh), trong đó 3.368 bệnh nhân Covid-19 đã được điều trị khỏi, 53 ca tử vong. Riêng từ ngày 27.4 (ghi nhận ca bệnh đầu tiên của đợt dịch thứ 4 tại VN) đến nay có 5.561 ca mắc mới.     
Liên Châu  
Tuy nhiên, tăng quy mô khu cách ly vẫn chưa phải chiến lược dài hạn. Hà Nội có thể làm việc này với lợi thế thành phố lớn, ngân sách không eo hẹp, và số ca bệnh chưa quá nhiều. Bắc Ninh, Bắc Giang sẽ phải có những điều chỉnh mạnh tay hơn.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Giang, hiện tỉnh đang bắt đầu triển khai cho trẻ em dưới 5 tuổi cách ly tại nhà (tất nhiên với điều kiện đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch), sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế. Cùng với đó, trường hợp trẻ từ 5 - 15 tuổi được cách ly tập trung 7 ngày, thay vì 21 ngày như trước. Sau khi có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính Covid-19 (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 3 và lần 3 vào ngày thứ 7), cho phép thực hiện cách ly y tế tại nhà riêng khi đảm bảo đủ các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.
Hiện nay, cả tỉnh Bắc Giang có khoảng 19.181 trường hợp F1 và F2 là 86.575 trường hợp. Các ca F1 chủ yếu từ F0 của 2 ổ dịch KCN Vân Trung và Quang Châu. Có thời điểm, ngành y tế ghi nhận, số lượng F1 trở thành F0 tại Công ty SJ Tech là 79%, Công ty Hosiden là 55%, là một tỷ lệ rất đáng ngại.
Bắc Giang cho biết đang cách ly tập trung theo nguyên tắc người vào cùng ngày, cùng hộ gia đình, cùng phòng trọ, cùng thôn, xóm, khu dân cư được bố trí ở cùng phòng, cùng khu vực cách ly. Cách làm này tuy đã khoa học hơn, nhưng việc kiểm soát vẫn tương đối phức tạp.

Bản tin Covid-19 ngày 6.6: Xuất hiện thêm “điểm nóng” dịch bệnh

Tại Bắc Ninh, đến ngày 6.6, toàn tỉnh ghi nhận gần 1.100 bệnh nhân Covid-19, rà soát được tổng số 51.085 trường hợp là F1, F2 (6.679 F1; 44.406 F2).
F1 nào sẽ cách ly tại nhà ?

Quy mô dịch Covid-19 lớn hơn đòi hỏi cần thay đổi phù hợp trong biện pháp cách ly tập trung

Ảnh: Đ.HÒA

Thí điểm cách ly F1 tại nhà

Số lượng lớn F1 tại Bắc Ninh, Bắc Giang khiến các địa phương đặt ra vấn đề cách ly F1 tại nhà đã từ lâu. Dù vậy, hiện cả 2 tỉnh đều chưa thí điểm, lý do là chưa có hướng dẫn thực hiện của Bộ Y tế.
Tuy vậy, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, riêng với Bắc Giang và Bắc Ninh, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể về thí điểm cách ly F1 tại nhà, tại thời điểm các F1 tăng quá cao, theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia, tại cuộc họp chiều 24.5. Theo đó, đối với các ổ dịch lớn, xảy ra tại các KCN, khu vực đông người, có số lượng lớn người tiếp xúc thuộc diện phải cách ly, thì áp dụng thí điểm một số biện pháp như: phân loại các trường hợp lao động cùng phân xưởng với các trường hợp nhiễm Covid-19. Trong đó, những trường hợp nào có tiếp xúc gần hoặc làm cùng dây chuyền, cùng trong phòng hẹp có không gian kín có nguy cơ cao phải đưa đi cách ly tập trung; các trường hợp còn lại có thể xem xét chuyển về cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Cùng với hướng dẫn về cách ly F1 tại nhà, Bộ Y tế cũng hướng dẫn tại các khu vực thực hiện giãn cách xã hội, vùng phong tỏa, Bắc Ninh, Bắc Giang được áp dụng thí điểm cho phép người dân được tiếp tục lao động, sản xuất tại gia đình và thu hoạch nông sản tại vườn, vùng sản xuất của địa phương; đồng thời phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, như: chỉ được phép làm việc theo nhóm từng hộ gia đình; không được tiếp xúc giữa các hộ gia đình với nhau trong quá trình lao động, sản xuất, thu hoạch. Bắt buộc phải sử dụng khẩu trang và thường xuyên sử dụng dung dịch sát khuẩn. Trong trường hợp các gia đình có sử dụng chung máy móc, trang thiết bị, phải thực hiện việc khử khuẩn máy móc, trang thiết bị bằng dung dịch sát khuẩn thông thường trước khi bàn giao cho nhau và không được tiếp xúc gần trong quá trình bàn giao.
Khi phát hiện dịch trong các KCN, thì cách ly các trường hợp F0 tại chỗ và thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển cách ly; phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó; khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1), các trường hợp tiếp xúc với F1 (F2).
Theo Bộ Y tế, nguyên tắc chung về cách ly y tế khi phòng dịch tại KCN là ưu tiên cách ly tại chỗ, hạn chế di chuyển người lao động ra các khu vực không có dịch.

Quỹ vắc xin Covid-19 nhận hàng ngàn tỉ đồng trong ngày đầu ra mắt

Thay đổi nhận thức và ý thức

Việc thay đổi cách thức cách ly rõ ràng đã gây ra những tranh cãi trong dư luận, trong đó có không ít người phản đối, với lý do “ý thức” của nhiều người chưa cao, dẫn đến rủi ro là quá lớn. Tuy nhiên, thực tế rõ ràng đã đòi hỏi thay đổi, mà tăng quy mô khu cách ly tập trung không phải là cách làm khôn ngoan.
Ông Tuyên lưu ý việc áp dụng cách ly tại nhà với các F1 không thể đại trà, mà cần được phân loại rất kỹ. “Những người tiếp xúc rất gần và có nguy cơ cao vẫn phải cách ly tập trung. Chỉ người tiếp xúc ở khoảng cách xa với ca F0 mới có thể được cách ly tại nhà”, theo ông Tuyên.
Ngoài phân loại theo nguy cơ thì điều kiện vật chất cũng phải đảm bảo, như: gia đình có phòng riêng, thoáng và điều kiện vệ sinh riêng biệt; quá trình cách ly F1 không tiếp xúc các thành viên khác trong gia đình; tuyệt đối không ra ngoài; thực hiện theo dõi thân nhiệt ngày 2 lần và lấy mẫu xét nghiệm như trong khu cách ly tập trung. Người cách ly tại nhà phải ký cam kết thực hiện các biện pháp như cách ly ở điểm tập trung và nếu vi phạm khi cách ly tại nhà, sẽ bị xử lý nghiêm. Quá trình cách ly F1 tại nhà, chính quyền cũng phải cử người giám sát, theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và đảm bảo đủ thời gian cách ly như cách ly tập trung.
Ông Tuyên cũng lưu ý việc chuyển những người làm cùng phân xưởng với trường hợp nhiễm Covid-19 có nguy cơ thấp hơn về cách ly tại nhà, nơi lưu trú phải đảm bảo các điều kiện sau: chỉ áp dụng tại các vùng có áp dụng giãn cách xã hội, vùng phong tỏa để giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện. Tại các nơi cách ly F1 tại nhà phải có biển cảnh báo.
Trên tất cả những động tác thận trọng trên của chính quyền và ngành y tế, điều kiện để thành công là ý thức và hiểu biết của những người bị cách ly và những người xung quanh - mà với gần 2 năm đối mặt với dịch bệnh liên tục, đã nên được hình thành. Và cùng với đó, là sự trừng phạt đích đáng với những người vi phạm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.