EU bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông

15/03/2016 06:51 GMT+7

Hôm qua (14.3), đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu tại Hà Nội gửi tới các cơ quan báo chí VN tuyên bố của đại diện cấp cao thay mặt cho 28 quốc gia thành viên EU về những diễn biến gần đây tại Biển Đông.

Hôm qua (14.3), đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu tại Hà Nội gửi tới các cơ quan báo chí VN tuyên bố của đại diện cấp cao thay mặt cho 28 quốc gia thành viên EU về những diễn biến gần đây tại Biển Đông.

Trung Quốc lại tiếp tục chuỗi gây hấn bằng những chuyến bay dân sự sắp mở đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: StratforTrung Quốc lại tiếp tục chuỗi gây hấn bằng những chuyến bay dân sự sắp mở đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: Stratfor
Trong tuyên bố, EU cam kết duy trì trật tự pháp lý đối với những vùng biển và đại dương dựa trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS). Việc này bao gồm duy trì an toàn hàng hải, an ninh, và hợp tác, tự do hàng hải và hàng không.
Trong khi không đứng về bên nào đối với các tuyên bố chủ quyền đối với các vùng đất và vùng biển tại Biển Đông, EU kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp thông qua phương thức ôn hòa, làm rõ cơ sở các tuyên bố của mình và theo đuổi tuyên bố đó phù hợp với luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS và thủ tục phân xử của công ước này.
Đại diện EU bày tỏ quan ngại về việc triển khai tên lửa tại các hòn đảo trên Biển Đông. Việc triển khai tạm thời hoặc vĩnh viễn lực lượng hoặc thiết bị quân sự trên những cấu trúc đảo đang có tranh chấp ảnh hưởng tới an ninh khu vực và có thể đe dọa tự do hàng hải và hàng không là một quan ngại lớn. Do vậy, EU kêu gọi tất cả các bên kiềm chế việc quân sự hóa trong khu vực, dùng hoặc đe dọa dùng vũ lực và thực hiện các hành động đơn phương.
EU khuyến khích những động thái liên quan tới các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm tăng cường sự tin cậy và an ninh trong khu vực. EU hoàn toàn ủng hộ các tiến trình khu vực do ASEAN dẫn dắt và kỳ vọng vào việc đạt được kết quả nhanh chóng trong các cuộc đàm phán về “Bộ quy tắc ứng xử” giúp ích cho việc đảm bảo tốt hơn một trật tự khu vực và quốc tế dựa trên luật pháp. Liên quan tới vấn đề này, EU tái khẳng định sự sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất của mình về vấn đề an ninh hàng hải.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.