'Đợt dịch lần 4 này nguy hiểm, phức tạp và khó dự đoán hơn các lần trước'

02/07/2021 17:27 GMT+7

Kết luận tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM ngày 2.7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh 'Đợt dịch lần 4 này nguy hiểm, phức tạp và khó dự đoán hơn các lần trước'.

Theo đó, có thời điểm TP.HCM ghi nhận trên 500 ca nhiễm/ngày. Qua phân tích các ca nhiễm từ 19.6 - 30.6 (thời điểm áp dụng Chỉ thị 10 của Chủ tịch UBND TP.HCM), số ca nhiễm tầm soát, phát hiện trong cộng đồng bình quân 65 ca/ngày; số ca nhiễm sàng lọc tại các bệnh viện bình quân 35 ca/ngày. Điều đó cho thấy, các biện pháp đang triển khai đã từng bước phát hiện được các ca nhiễm tiềm ẩn trong cộng đồng.
Đồng thời cũng phản ánh được sự phức tạp của diễn biến dịch bệnh, nhất là khi biến thể Delta được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

TP.HCM siết chặt biện pháp phòng chống lây nhiễm Covid-19 trong các bệnh viện

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong lưu ý có khả năng số ca nhiễm vẫn còn tăng trong những ngày tới.
Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu các Sở ngành, quận, huyện, TP.Thủ Đức tập trung triển khai 9 nhóm giải pháp trong đợt cao điểm kiểm soát tình hình dịch bệnh từ 29.6 đến 10.7 như: tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch; tăng cường công tác lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người dân, người lao động tại tất cả các quận, huyện, TP.Thủ Đức; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các nhóm có nguy cơ cao; thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, phấn đấu đến cuối năm 2021, có 2/3 người dân được tiêm vắc xin Covid-19...

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong (đứng) kết luận tại cuộc họp sáng 2.7

ẢNH: TRUNG TÂM BÁO CHÍ TP.HCM

Về công tác lấy mẫu xét nghiệm, ông Phong yêu cầu phải thực hiện giãn cách triệt để, điều phối để người dân đến lấy mẫu trong những khung giờ nhất định và sẵn sàng phương án trong tình huống có F0; phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế để cân đối số lượng xét nghiệm phù hợp với năng lực tại địa phương. 
Lãnh đạo TP.HCM cũng lưu ý rằng mọi trường hợp tham gia hỗ trợ xét nghiệm phải được tập huấn đầy đủ, kỹ lưỡng, tránh tình trạng có trường phơi nhiễm trong quá trình làm nhiệm vụ.
Ngoài ra, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, khu công nghệ cao TP.HCM cần phối hợp với Sở Y tế hoàn thành đánh giá, thẩm định 22 doanh nghiệp đăng ký vừa sản xuất vừa cách ly trước ngày 5.7; vận động doanh nghiệp thực hiện vừa sản xuất vừa cách ly.

Bản tin Covid-19 ngày 2.7: Việt Nam chuẩn bị chiến dịch tiêm vắc xin lớn nhất lịch sử

Theo ông Nguyễn Thành Phong, TP.HCM đã có phương án mở rộng và xây dựng thêm các khu cách ly trên địa bàn, đồng thời đã chuẩn bị phương án 10.000 giường điều trị. 
Trưa cùng ngày, Bộ Y tế công bố TP.HCM ghi nhận mới 151 ca nhiễm Covid-19. Tính riêng từ ngày 27.4 đến nay, TP.HCM đã ghi nhận 4.571 ca nhiễm Covid-19.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.