Đối thoại với dân phải thành quy chế bắt buộc, thường xuyên

12/01/2018 10:49 GMT+7

Khiếu kiện kéo dài, đông người, vượt cấp, nhiều vụ việc tranh chấp phức tạp... được cho là những hạn chế trong xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2017.

Thực trạng trên được chỉ ra tại hội nghị tổng kết việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2017 diễn ra ngày 11.1, do Ban Chỉ đạo T.Ư về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tổ chức.
Dự thảo báo cáo của Ban Chỉ đạo T.Ư về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở do bà Trần Thị Bích Thủy, Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, trình tại hội nghị cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, vẫn còn một số hạn chế, như việc niêm yết, công khai các nội dung để dân biết có lúc, có nơi còn hình thức; việc triển khai thực hiện một số dự án, chính sách mới còn thiếu công khai đầy đủ, hoặc công khai hình thức, dẫn đến khiếu kiện đông người, kéo dài, vượt cấp...
Ông Mai Trực, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư, nhấn mạnh thời gian qua, đã có nhiều bài học về đối thoại với người dân, từ vụ việc của Formosa (Hà Tĩnh), Đồng Tâm (Hà Nội). Do đó, cần phải đưa đối thoại vào quy chế, định kỳ, thường xuyên, bắt buộc mới có thể "ra vấn đề".
Về những vụ khiếu kiện kéo dài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai cho rằng thời gian qua Chính phủ cũng đã tập trung giải quyết vấn đề này, nếu không giải quyết dứt điểm được thì phải tìm giải pháp để hỗ trợ người dân, bởi nếu chỉ căn cứ vào quy định pháp luật thì một số vụ việc tuy giải quyết xong nhưng tâm tư người dân vẫn còn đó.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.