Bạo lực gia đình ở Huế

13/10/2015 09:43 GMT+7

Nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ, trẻ em có độ tuổi từ 16 đến 59, trong đó khu vực nông thôn cao hơn thành thị.

Nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ, trẻ em có độ tuổi từ 16 đến 59, trong đó khu vực nông thôn cao hơn thành thị.

Bà Lê Th.Ph phải bó bột tứ chi vì bị chồng đánh - Ảnh: B.N.LBà Lê Th.Ph phải bó bột tứ chi vì bị chồng đánh - Ảnh: B.N.L
Ngày 9.10, Ban chỉ đạo công tác gia đình của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa bàn tỉnh.
Tại anh, tại ả...
Hiện Thừa Thiên - Huế có 113 mô hình phòng chống bạo lực gia đình, 288 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, thiết lập 113 đường dây nóng, 247 cơ sở tư vấn và 579 địa chỉ tin cậy hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Ngoài ra, nhiều địa phương cũng có những phong trào hay như tại làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, H.Phú Lộc) có giải thưởng Nàng dâu hiếu thảo để tôn vinh các Nàng dâu biết hiếu thảo; CLB phòng, chống bạo lực gia đình ở thôn 1, xã Hương Lộc, H. Nam Đông...
Theo số liệu báo cáo, tại Thừa Thiên - Huế, các vụ bạo lực gia đình từ năm 2010 đến nay có giảm, từ 425 vụ (năm 2010) xuống còn 346 vụ (năm 2014), nhưng vẫn còn nhiều vụ có tính chất nghiêm trọng. Năm 2014 là năm mà địa phương này ghi nhận nhiều vụ bạo lực gia đình thương tâm và nhức nhối. Đơn cử như vụ bạo lực xảy ra tại thôn Phổ Lại, xã Phong Sơn, H.Phong Điền hôm 2.10.2014 khi hai vợ chồng ông Nguyễn H.Q chuẩn bị ăn sáng để đi làm đồng thì xảy ra cãi vả. Ông Q. đã lấy chiếc gậy tre to bằng cổ tay liên tục đánh vào người vợ là bà Lê T.Ph (45 tuổi) làm bà gãy cả tứ chi phải bó bột điều trị. Nguyên nhân được ông Q. khai báo là do vợ nhiều lần chửi bới, xúc phạm đến dòng họ của ông, có lần còn đem ảnh của ông bỏ lên bàn thờ… Công an H.Phong Điền phải vào cuộc để làm rõ hành vi đánh vợ nhưng sau đó, vợ chồng đồng ý hòa giải nên cơ quan công an đã không xử lý hình sự.
Một vụ khác xảy ra ngày 22.10.2014, tại thôn Bao La, xã Quảng Phú (H.Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế), mà kết cục nghiêm trọng và thương tâm. Do người chồng thường xuyên rượu chè, bê tha nên người vợ là bà Trần Th.D. đã đánh chết chồng là ông Ngô. Đ (cùng 61 tuổi) sau đó bà treo cổ tự tử. Cái chết của họ không chỉ là mất mát lớn mà còn là vết hằn tâm lý, mặc cảm của con cái.
Người anh rể dã man
Cũng vào năm 2014, đã xảy ra một vụ bạo hành trẻ em dẫn đến tử vong gây phẫn nộ trong dư luận. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Lê Văn Tuấn (7 tuổi, trú tại Phước Vĩnh, TP.Huế) phải về ở với vợ chồng của chị gái ở 64A đường Hàn Mặc Tử, P. Vỹ Dạ, TP.Huế. Tại đây, hằng ngày Tuấn bị Cường (23 tuổi, anh rể) ép đi bán kẹo cao su ở các nhà hàng, quán nhậu. Những khi không bán được hàng, Tuấn thường bị anh rể đánh đập dã man.
Đỉnh điểm, khoảng 18 giờ 30 ngày 13.6.2014, Cường chở Tuấn đến một nhà hàng ở khu Kiểm Huệ, TP.Huế, để em vào bán kẹo cao su. Do Tuấn ham chơi không bán được hàng nên Cường nổi nóng đã liên tiếp đánh em vợ đến bất tỉnh. Sau đó, Cường hoảng sợ gọi vợ là đến đưa Tuấn đi cấp cứu nhưng em đã tử vong sau 5 ngày điều trị. TAND TP.Huế ngày 23.12.2014, đã mở phiên tòa lưu động xét xử Lê Viết Cường mức án 4 năm 3 tháng tù.
Theo báo cáo tại hội nghị, dù các vụ bạo lực gia đình ở Thừa Thiên - Huế chỉ chiếm 0,13% nhưng tính chất mức độ vi phạm của một vài vụ nghiêm trọng đã trở thành những vấn đề nhức nhối của địa phương.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.