Điểm số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam tăng lần đầu tiên sau 4 năm

26/01/2017 11:39 GMT+7

Lần đầu tiên sau 4 năm, điểm số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam tăng 2 điểm so với mức điểm 31/100 trong suốt các năm từ 2012 đến 2015.

Theo kết qua chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2016 xếp hạng 176 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công do Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố ngày 25.1 cho thấy Việt Nam được 33/100 điểm, đứng thứ 113/176 trên bảng xếp hạng toàn cầu.
Như vậy, đây là lần đầu tiên sau 4 năm, điểm số của Việt Nam tăng nhẹ, tăng 2 điểm so với mức điểm 31/100 trong suốt các năm từ 2012 đến 2015.
Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, chỉ số CPI của Việt Nam có những bước cải thiện tích cực là do trong năm 2016 đã có những bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế và chính sách liên quan đến phòng chống tham nhũng như: thông qua luật Tiếp cận thông tin, hoàn thành công tác đánh giá 10 năm thực hiện luật Phòng chống tham nhũng và triển khai sửa đổi toàn diện, tiếp tục nội luật hóa quy định của Công ước Chống tham nhũng của Liên Hợp quốc (UNCAC) về hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước trong bộ luật Hình sự sửa đổi…

tin liên quan

VN xếp hạng 123/176 về chỉ số cảm nhận tham nhũng
Hôm qua 5.12, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) đã công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2012 (CPI 2012), xếp hạng 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trên cơ sở cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó.
Để tạo ra chuyển biến tích cực và thay đổi rõ rệt hơn nữa về cảm nhận tham nhũng trong khu vực công tại Việt Nam, Tổ chức Minh bạch quốc tế khuyến nghị Nhà nước và xã hội thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó cần tăng cường tính liêm chính trong hệ thống tư pháp để đảm bảo các nguyên tắc độc lập trong công tác xét xử của toà án và thẩm phán.
Việt Nam cũng cần áp dụng các biện pháp trừng phạt một cách triệt để và có hệ thống đối với các hành vi tham nhũng, không khoan nhượng với tham nhũng. Áp dụng các chuẩn mực và thông lệ tốt về liêm chính trong hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích các đối tác kinh doanh cùng tuân thủ các chuẩn mực này để đạt được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Ủng hộ và tham gia các sáng kiến phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân.
Ngoài ra, đối với báo chí và người dân cũng cần tăng cường việc thực hiện quyền và trách nhiệm tham gia phòng chống tham nhũng bằng cách tích cực đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng dự thảo luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, luật Tố cáo sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật Tiếp cận thông tin thông qua các diễn đàn, hội thảo, tiếp xúc cử tri hay các phương tiện thông tin đại chúng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.