Đẩy mạnh phòng chống tiêu cực trong công tác cán bộ

03/04/2017 07:30 GMT+7

Không ít vụ việc tuyển chọn, bổ nhiệm có dấu hiệu thiếu khách quan, sai quy định theo kiểu 'hậu duệ', 'tiền tệ', 'quan hệ'... gần đây đã báo động về dấu hiệu tiêu cực, thậm chí là tham nhũng trong công tác cán bộ.

Trả lời Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN, nêu ý kiến về thực trạng này.

tin liên quan

Ai đã giúp 'hot girl xứ Thanh' thăng tiến chóng mặt?
Dư luận cho rằng Quỳnh Anh có quan hệ với cán bộ cấp cao của Thanh Hóa, nên kết luận của chính các cơ quan ở Thanh Hóa sẽ khiến người dân không phục, theo ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Quy trình làm gì có tội
Quy trách nhiệm
Một loạt sai phạm vừa qua tại các ngành, địa phương là đáng báo động, cho thấy công tác cán bộ còn nhiều vấn đề thiếu nghiêm túc từ đào tạo, hướng dẫn, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, giám sát dẫn tới bổ nhiệm người thiếu tiêu chuẩn, sai quy định. Ta cứ nói làm đúng quy trình nhưng sao lại sai quy định, khiến dư luận bức xúc. Nơi nào có tình trạng bổ nhiệm, đề bạt sai cần phải quy trách nhiệm người đứng đầu. Chưa cần biết ai đúng, ai sai, ai tham mưu nhưng người đứng đầu địa phương, ngành phải chịu trách nhiệm trước.
Đại biểu Quốc hội khóa 13 Bùi Thị An
Kể từ khi Thanh Niên đăng loạt bài về việc “bổ nhiệm thần tốc” một nữ cán bộ ở Thanh Hóa, tôi theo dõi rất kỹ. Kết quả kiểm tra của tỉnh được công bố cho thấy sự thiếu trung thực trong khai lý lịch Đảng, trong kê khai, xác minh tài sản của nữ cán bộ này, từng được báo chí chứng minh là “khủng” và có dấu hiệu không bình thường. Điều đó không thể chấp nhận được.
Kết luận chỉ ra một loạt sai phạm trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ. Nhưng đằng sau các sai phạm mang tính nguyên tắc đó còn vấn đề gì? Tất cả những điều mà dư luận còn bức xúc thì các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước cần tiếp tục làm rõ, làm đến nơi đến chốn. Mặt khác, cần cảnh báo công tác cán bộ ở ngành này, địa phương kia có nơi, có lúc bị lợi ích nhóm chi phối, hoặc để nạn tham nhũng len lỏi vào...
Không thể để tình trạng nể nang, né tránh hay việc lợi ích nhóm làm cho chúng ta giảm nhuệ khí đấu tranh. Rất đáng mừng là Hội nghị T.Ư 4 khóa XII đã chỉ rõ những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của công tác xây dựng Đảng - chỉnh đốn Đảng. Chủ trương lớn có thành hiện thực hay không cần có giải pháp chỉ đạo và quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt là vai trò của báo chí và sự giám sát của người dân; nếu không thì làm sao một số vụ sai phạm trong bổ nhiệm vừa qua đã được đưa ra ánh sáng. Thực tiễn cho thấy càng phát huy được quyền làm chủ, khơi dậy mạnh mẽ sự kiểm tra, giám sát của người dân thì càng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có hiệu quả.
Gần đây, có người hay vin vào lý do làm đúng quy trình trong tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm như một cách thức để né tránh trách nhiệm. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Cái quy trình không có tội lỗi gì cả, quy trình do con người đặt ra. Nhưng vấn đề chính người vận dụng, thực hiện quy trình đó như thế nào, công tâm hay để quyền lợi cá nhân vào đó. Thời gian qua cụm từ “đúng quy trình” đã bị lợi dụng làm bàn đỡ cho một số cán bộ có chức quyền nhằm chọn người thân quen các kiểu, chọn do mưu lợi cá nhân mà không chọn người tài.
Tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bổ nhiệm tràn lan, sai quy định còn do việc không làm rõ được trách nhiệm cá nhân, cơ chế kiểm soát quyền lực, thanh kiểm tra còn sơ hở. Ông nhận định ra sao về thực tế này?
Điều này thì quá rõ rồi. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân vi phạm của cán bộ là do thiếu kiểm tra, giám sát; nếu được kiểm tra, giám sát thường xuyên hơn, hậu quả vi phạm sẽ ít nghiêm trọng hoặc có thể vi phạm không xảy ra. Trong công tác cán bộ cũng vậy, việc bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ cần có sự tăng cường kiểm tra của cấp ủy cấp trên, của ủy ban kiểm tra các cấp đối với tất cả các khâu của công tác này.
Mọi dấu hiệu không bình thường cần được kịp thời xem xét, kết luận; nếu vi phạm được xử lý công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ thì sẽ chặn được nạn chạy chức, chạy quyền; mới chọn được cán bộ có đức, có tài. Khâu kiểm tra, giám sát cần phải tốt hơn, mạnh hơn nữa. Khi có chủ trương đúng thì công tác cán bộ đóng vai trò quyết định. Nếu không thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của tổ chức, lại đưa các dạng lợi ích cá nhân vào thì chủ trương, đường lối bị méo mó. Trong bối cảnh nếu có tác động của lợi ích nhóm thì trong nội bộ Đảng cần đấu tranh với nhau mạnh mẽ hơn, tạo hiệu quả thuyết phục, củng cố lòng tin của nhân dân.

tin liên quan

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định có vi phạm trong công tác cán bộ
Chiều 20.3, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định để công bố kết luận kiểm tra về giải quyết đơn tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Bí thư Tỉnh ủy và ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định.
Mạnh tay xử lý
Nếu chống tham nhũng là nhiệm vụ then chốt của Đảng, thì công tác cán bộ là then chốt của then chốt. Cơ chế lỏng lẻo, sơ hở sẽ tạo điều kiện để tham nhũng len lỏi trong công tác cán bộ. Đôi khi người ta không muốn, chưa muốn nhưng phải chịu lệ thuộc để có vị thế. Lệ thuộc ở đây có thể là tiền, là tình... từ đó đánh mất mình. Hay như tình trạng đưa người thân quen vào bộ máy, mà có dư luận đúc kết là công tác cán bộ ở một số nơi là: “thứ nhất quan hệ, thứ nhì hậu duệ, thứ ba tiền tệ, cuối cùng mới đến trí tuệ”. Tình trạng này cần phải được lên án và tiếp tục đấu tranh; rà soát lại các đồng chí có vấn đề, xem quá trình đề bạt thế nào, thăng tiến ra sao. Nếu có sai phạm thì mạnh tay xử lý để đem lại niềm tin cho người dân.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.