Đánh chết 'trộm chó': Sự lây lan tâm lý đám đông đáng sợ

20/12/2015 18:05 GMT+7

Nhận xét về những vụ 'đánh chết trộm chó' gần đây, PGS.TS Trần Thị Thu Mai (Giảng viên khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng đó là sự lây lan tâm lý đám đông theo kiểu bột phát rất đáng sợ.

Nhận xét về những vụ 'đánh chết trộm chó' gần đây, PGS.TS Trần Thị Thu Mai (Giảng viên khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng đó là sự lây lan tâm lý đám đông theo kiểu bột phát rất đáng sợ.

Hiện trường vụ trộm chó tại Đắk Lắk ngày 6.10. Trong vụ việc này, 2 người nghi trộm chó đã bị đánh chết - Ảnh: Nguyên Bình Hiện trường vụ trộm chó tại Đắk Lắk ngày 6.10. Trong vụ việc này, 2 người nghi trộm chó đã bị đánh chết - Ảnh: Nguyên Bình
Các chuyên gia tâm lý học nhận định chó là vật nuôi thân thiết của nhiều gia đình nên việc người dân tức giận khi bắt được "cẩu tặc", dẫn tới việc hành hung người trộm chó, là điều dễ hiểu. 
Nhiều vụ người nghi trộm chó bị đánh chết phần nào thể hiện mặt trái của hành động đám đông.
Bột phát chết người
Nhận xét về những vụ 'đánh chết trộm chó' gần đây, PGS.TS Trần Thị Thu Mai (Giảng viên khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng đó là sự lây lan tâm lý đám đông theo kiểu bột phát rất đáng sợ.
Theo tiến sĩ Mai, sự giận dữ thể hiện qua điệu bộ, cử chỉ của người bị trộm chó sẽ tạo ra phản ứng tương tự ở người bên cạnh. Sự giận dữ của đám đông nhanh chóng lây lan, phát triển không ngừng.
Tiến sĩ Mai giải thích: “Trong những trường hợp tương tự, ý thức của mọi người bị yếu đi. Họ khó tự chủ, khó kiềm chế cảm xúc và rơi vào trạng thái bắt chước một cách máy móc”.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Diễm My (Giảng viên Khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP.HCM), cho biết theo tâm lý học đám đông, khi phát hiện trộm chó, đám đông nhanh chóng được tập trung lại, vì bản thân sự việc đụng chạm đến một loại nhu cầu - đó là nhu cầu an toàn.
"Khi họp thành đám đông rồi, người ta sẽ dễ phẫn nộ hơn rất nhiều và thiếu đi sự kiềm chế. Đặc trưng tâm lý nổi trội của đám đông là sự bất khoan dung, tức là cái gì xấu người ta sẽ chống cự lại, không tha thứ cho bất cứ điều gì”, thạc sĩ Diễm My nhận định.
Cũng theo thạc sĩ Diễm My, trong đám đông ấy, người ta sẽ có tâm lý "sợ bị cô lập" nếu không hành động giống như những người khác.
Vật dụng trên tay người cầm được cho là dùng để trộm chó - Ảnh: Nguyên BìnhVật dụng trên tay người cầm được cho là dùng để trộm chó - Ảnh: Nguyên Bình
Làm sao để trấn tĩnh đám đông?
PGS. TS Trần Thị Thu Mai để hạ hỏa được đám đông là rất khó. Nhưng chính nhờ cơ chế lây lan cảm xúc, cần phải có ngay một lời gợi ý mạnh mẽ, tỉnh táo của một người trong đám đông. Những lời gợi ý tỉnh táo được phát đi càng mạnh mẽ thì càng sớm ổn định lại tâm lý đám đông.
"Có thể học cách tự kiềm chế cảm xúc cơn tức giận một cách đơn giản là... giữ yên lặng cho đến khi bình tĩnh trở lại", tiến sĩ Mai khuyên.
Còn thạc sĩ Diễm My cho biết biện pháp hạ hỏa hiệu quả cho đám đông có thể là làm mất sự tập trung của đám đông, chuyển sự tập trung từ đối tượng trộm chó sang "đối tượng" khác, như là hô to “cảnh sát đến”...
Cơ quan chức năng cần tuyên truyền pháp luật kỹ càng và sâu rộng hơn nữa cho người dân để họ có thể nhận biết những hậu quả nghiêm trọng mà mình có thể phải đối mặt. 
Hành vi đúng đắn chỉ được xác lập khi hội tụ đủ hai yếu tố đó là nhận thức và tình cảm. Những người không liên quan không nên cổ vũ hoặc hùa theo nạn nhân bị trộm chó có cách hành xử bạo lực. 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ những ai nuôi chó mới có thể cảm nhận được sự trung thành và tình cảm đặc biệt mà loài vật này dành cho con người. 
Việc tăng khung hình phạt dành cho những đối tượng trộm chó cũng cần được đặt ra để đủ tính răn đe.
(Thạc sĩ Đào Lê Hòa An  - Ủy viên ban chấp hành Trung ương Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.